17/03/2023 08:00:00 AM
Truyện cực ngắn và cực hay

Chỉ cần một hành động nhỏ nhặt thể hiện sự tử tế, cũng đủ để lấy lại niềm tin giữa người với người.


Một hành động nhỏ nhặt thể hiện sự tử tế cũng đủ để lấy lại niềm tin giữa người với người. (Ảnh minh họa)

Niềm tin

Vừa vào công ty, nàng sực nhớ sáng đi chợ đã để quên bó rau mình trả tiền rồi. Chiều đi làm về, nàng mệt mỏi vào chợ để mua bó rau khác. “Sáng em để quên bó rau nên chị bán cho người khác rồi”. Nghe tiếng, nàng quay người lại, thấy chị bán rau trả cho mình đúng số tiền mua rau lúc sáng. 

Từ chợ về nhà, nàng luẩn quẩn với suy nghĩ: “Bây giờ người ta còn nhẫn tâm giết đến mấy mạng người một lúc chỉ vì vài trăm ngàn, hay vì mấy quả chanh. Người ta cũng dễ dàng giết nhau chỉ vì đánh mất niềm tin tốt đẹp vào người khác.

Thế nhưng, chỉ cần một hành động nhỏ nhặt thể hiện sự tử tế, cũng đủ để lấy lại niềm tin giữa người với người”. Nàng chợt thấy nhẹ nhõm rằng mình vẫn chưa đánh mất niềm tin vào con người vì những chuyện cỏn con như một số người khác… 

Hy sinh 

Đứa bé bốn tuổi chạy quanh căn nhà mới, rồi bất chợt hỏi mẹ: “Mẹ ơi, nhà rộng và đẹp nhưng sao không có bố? Con chả thích tẹo nào!”. 

Người mẹ rơm rớm: “Vì bố bay về trời mất rồi con”

Đứa bé hí hửng: “Vậy lớn lên con sẽ làm phi công như bố, mẹ nhé”.

Người mẹ cười hiền: “Ừ. Và con cũng sẽ dũng cảm như bố đã từng”.

Đứa bé hồn nhiên: “Con sẽ dũng cảm để nhà mình lại đông người đến thăm, để người ta đến quay phim chụp ảnh, để những người con chưa hề quen cũng đến”.

Rồi đứa bé nhìn xa xăm hỏi lại mẹ: “Mà sao lúc bố còn sống không thấy những người lạ đó đến chơi nhà mình, mẹ nhỉ?...”.

Làm gương

Ông bố đi nhậu về thấy cậu con trai đang ngồi học bài trong phòng khách. “Đời bố lên tới chức tiến sĩ thì con cố gắng thành giáo sư cho nó oách, con ạ! Mà ngày xưa bố chả được ngồi học bài có bóng đèn sáng trưng như vậy đâu”.

Cậu con trai hỏi lại: “Ơ, thế ngày xưa ông bà nội có hay phải đến nhà thầy cô giáo chủ nhiệm của bố không ạ?”.

Ông bố chợt biến sắc, quát: “Hỏi linh tinh! Học kỳ này ông mà để tôi phải đến nhà cô chủ nhiệm xin xỏ là đừng có trách”.

Vừa nói ông bố vừa xiêu vẹo bước vào phòng ngủ, đuổi theo là tiếng làu bàu của cậu con trai: “Năm nào bố chả nói câu đó!”.

Theo https://www.phunuonline.com.vn/

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Bà già mê quảng cáo (10/03/2023)
  • Vào giây phút ấy... (03/03/2023)
  • Một chuyến đi đảo (24/02/2023)
  • Nếu biết dọn lòng (17/02/2023)
  • Ban mai lạnh (10/02/2023)
  • Tết nhà chị (31/01/2023)
  • Cổ tích mùa Xuân (17/01/2023)
  • Mây trắng (10/01/2023)
  • Mãi mãi đồng xanh (16/12/2022)
  • Ngõ quê (09/12/2022)
Các tin khác
  • Phố rừng (08/03/2024)
  • Hạnh phúc trở về (23/02/2024)
  • Tết, là để trở về nhà! (07/02/2024)
  • Xứ bình an (19/01/2024)
  • Đèn không tắt sáng (12/01/2024)
  • Sông Nguồn (15/12/2023)
  • Núi Trời Cho (08/12/2023)
  • Chiều nay có một cuộc hẹn (01/12/2023)
  • Mưa qua tháp cổ (24/11/2023)
  • Những người mẹ (17/11/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang