...Cả ba đứa đua nhau túm chặt anh Ba, lấy khăn cà ma trói giăng hai cánh tay anh ra phía trước, mặc cho anh giãy giụa, kêu thét đau đớn, mặc anh van nài và cuối cùng thì chửi tục. Chúng buộc đầu khăn vô bàn chở xe đạp rồi đạp đi, kéo anh Ba lệt xệt chạy theo. Lũ trẻ con đã bỏ chạy gần hết, còn mấy đứa chúng tôi đứng kinh hãi, im thin thít, không dám kêu khóc. Chúng kéo anh Ba lết ra khỏi chùa, khi ấy anh còn cố ngoái lại nhìn tôi, miệng méo xệch, mắt đẫm nước, kinh hoàng.
Hội Nhà văn Việt Nam vừa cho biết, Hội đồng chung khảo Giải thưởng văn học Mê Công đã họp, bỏ phiếu kín chọn ra 3 tác phẩm được chính thức đề nghị nhận Giải thưởng văn học Mê-kông. Đó là: ‘Bão rừng’ của Ngọc Tự-Thoong BC, ‘Chú Tư, con là ai’ của Nguyễn Chiến Thắng-Thăng Sắc, ‘Một ngày và mười năm’ của Phạm Quang Đẩu. Tạp chí Quê Hương trân trọng kính mời Bạn đọc đón đọc tiểu thuyết ‘Chú Tư, con là ai’ của nhà văn Nguyễn Chiến Thắng được đăng tải trên Quê Hương từ ngày 18/03/2010.
...Nằm cạnh Gấm, tôi vừa lơ mơ tưởng tượng cảnh chú cháu tôi sắp được ở ghe mới, vừa thấp thỏm đợi trời mau sáng. Kể như đây là chuyến đi làm ăn đầu tiên của tôi, hỏi sao không thấp thỏm hồi hộp. Nằm mãi không ngủ được, nhìn qua chỗ trống trên mui ghe thấy trời rất nhiều sao. Tiếng sóng dưới sông vỗ nhè nhẹ, càng về khuya nghe càng rõ...
... Ba tôi đã không bao giờ tới được đất mình. Trong những ngày ở chùa Bà Om Xà-no, anh Hai và Som Bát thường theo trẻ con đi kiếm thức ăn. Nhà cửa bỏ hoang, chúng tha hồ vô vườn hái bầu hái bí, có khi còn bắt được con gà hay con vịt xiêm bị thả đói...
...Tôi xoa xoa bụng cho chị Bảy, chút xíu sau chị Bảy đã ngáy đều đều. Tôi ngả nằm bên chị, nhìn lên thấy bầu trời toàn trăng, mênh mông là trăng, ánh trăng đung đưa trong gió lướt trên đồng lúa thơm phưng phức...
… Tự nhiên tôi bật khóc, khóc tức tưởi còn chú Tư lại vui vẻ phấn khích cười lên sảng khoái. Tôi nghĩ tới cái lúc sẽ gặp lại Xom Bát, là cái thằng Xom Bát sáu ngón ngày xưa, tới lúc mà chú Tư đưa trả lại anh pho tượng báu vật, chắc lúc ấy pho tượng Phật sẽ toả sáng rực rỡ trên tay hai người, màu sáng xanh thần thánh mà tôi đã có lần bắt gặp. Mênh Leng và Úc Chon đứng ngớ ra nhìn hai chú cháu tôi mà không biết có chuyện gì. Tôi lau nước mắt, nhìn Leng, nhìn Chon, nhìn chú Tư mà thắt ruột nhớ tới Chằm Rươn. Đúng là chú Tư đã tin như vậy, rằng thế nào cũng có một ngày chú trả lại được pho tượng Phật bằng vàng cho chủ của nó. Và điều kỳ diệu ấy đã đến như vậy, bất chấp tháng năm, bất chấp cả những lưu lạc và cơ cực của cuộc đời. Còn tôi, tôi cũng tin rằng Chằm Rươn sẽ quay về tìm tôi, chỉ cần anh còn sống anh sẽ về tìm tôi…
... Nghe họ nhắc đến Tân Châu, Ngũ Xã, tôi chợt nhớ tới Cháy. Chắc bây giờ Cháy đã có vợ, có con. Tôi vẫn còn giữ cái kẹp tóc của ảnh cho tôi, thỉnh thoảng vẫn giở ra coi. Anh là người đầu tiên hun tôi, là người đầu tiên làm tôi hận. Tôi là ai, là gái Campuchia hay gái Việt! Cấp đó tôi hận anh lắm nhưng giờ nghĩ lại thì thấy anh chính là người thiệt thà, thiệt thà nói ra cái điều mà không bao giờ tôi nghĩ tới: tôi là ai!...
... Trời vừa sáng, mấy người trong chi hội ròng dây thả quan tài vô xuồng rồi cùng chú Tư chở đi. Bà Mười đòi lao xuống biển đi theo ông Mười, tôi cùng Gấm phải ôm chặt lấy bả kéo vô. Tôi ngó theo chiếc ghe, thấy cái quan tài thếp vàng nằm ghênh ghếch cứ nhỏ dần nhỏ dần rồi biến vô khu rừng tít tắp xa. Tôi rùng mình nhớ lại những chuyện gác người chết vào mùa mưa của ông Năm kể.
... Tôi nghĩ vậy là có chuyện lớn rồi, không chừng Xo đã bị bắn chết, nếu không chắc anh đã phải tìm được chúng tôi. Tôi không dám nói ra cái ý nghĩ đau đớn ấy, níu lấy tay Rươn và thấy anh cũng đang run. Chú Tư mải miết bơi, không biết mệt, vòng đi vòng lại một vùng nước mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Chú thất vọng buông chèo, mặc cho xuồng quay vòng nguyên một chỗ...
... Một con chích choè hót lảnh lót, tiếp theo có rất nhiều tiếng chim khác nhau cùng hót theo, khu rừng đang im lìm bỗng như bừng tỉnh. Tôi và Gấm ngồi chung với ông Mười, nghe ông thở tôi biết ông cũng đang hồi hộp lắm. Trời sáng dần lên, những tia nắng đầu tiên đã lọt qua kẽ lá chiếu rõ những chiếc bắp chúng tôi trải từ thưa đến mau dần. Bỗng Gấm bóp chặt vai tôi. Chúng tôi đều nín thở. Rõ ràng chúng tôi đã nghe thấy những tiếng chí choé, khìn khịt. Lũ khỉ đang lại gần ...
... Từ xa tôi đã nghe thấy tiếng ghe máy phành phạch lẫn với tiếng nhạc thùng bát mở hết cỡ khua rộn rã cả một vùng trời nước vốn buồn tẻ và ngái ngủ thường ngày. Những âm thanh ấy ngày hôm nay có liên quan tới tôi, là của tôi, nó vang dội ngoài kia nhưng lại đang dịu dàng rót vô tim tôi loạn nhịp vì sung sướng...
* Hỏi: Tôi có chị gái lấy chồng Trung Quốc, hiện đang sống tại Bằng Tường - Quảng Tây. Do lúc lấy chồng không có một chút thủ tục giấy tờ gì, chỉ biết theo chồng về Trung Quốc sống, hiện đã sinh được 2 con, nên giờ muốn đi lại về VN chơi lại không có giấy tờ gì để được qua cửa khẩu một cách hợp pháp. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của chị tôi như vậy có làm được hộ chiếu để được đi lại thuận tiện được không? Thủ tục làm ở đâu? Thời gian bao lâu? Chị tôi hiện vẫn giữ chứng minh thư nhân dân bản gốc.
* Hỏi: Tôi vừa xây dựng xong 1 căn hộ, căn hộ đó đứng tên tôi và tôi cũng đã cho công ty của tôi thuê lại căn hộ đó để tổ chức cho người nước ngoài thuê; mọi thủ tục như phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự đều đứng tên công ty. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi phải cần thêm các điều kiện gì để cho người nước ngoài đến thuê được và phải đóng các loại thuế gì? Xin cảm ơn!
* Hỏi: Con tôi định cư tại Pháp đã 8 năm nhưng chưa nhập quốc tịch. Vậy con tôi có được giữ tên lại trên hộ khẩu Việt Nam không; và nếu nhập quốc tịch Pháp thì có thể giữ lại quốc tịch Việt Nam – nghĩa là song tịch – không?
* Hỏi: Em có bạn trai người Hàn Quốc, và muốn bảo lãnh em sang du lịch cho biết về gia đình anh ấy trước khi cưới (tất nhiên phải khi dịch Covid-19 qua đi). Vậy, em cần những thủ tục gì để được sang du lịch và bạn trai em phải làm gì cho em?
* Hỏi: Xin cho tôi biết tôi sẽ phải làm thế nào khi tôi có hai hộ chiếu mà lại có hai tên khác nhau khi về Việt Nam. Vì một người thì không thể mang hai tên khác nhau trong vé máy bay. Lý do là khi nhập quốc tịch Mỹ, tôi đã thay đổi tên họ; tuy vậy tôi vẫn giữ quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam, và hộ chiếu Việt Nam của tôi vẫn còn hạn rất dài.
* Hỏi: Tôi là người Việt Nam ở nước ngoài, mang 2 hộ chiếu của nước sở tại và của Việt Nam. Theo tôi tìm hiểu trên mục Hỏi – Đáp của Tạp chí Quê Hương, thì tôi thấy là khi xuất nhập cảnh chỉ được sử dụng 1 hộ chiếu. Vậy xin hỏi: Khi ở sở tại, tôi dùng hộ chiếu của nước họ để xuất cảnh; khi về Việt Nam, tôi dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh và ngược lại, thì có được không?
* Hỏi: Em đem khoảng 20 hộp sữa từ Nhật về VN theo dạng hành lý ký gửi có bị đánh thuế không? Đồng thời em đem thuốc tiêu chảy, thuốc giảm cân, thuốc ho mỗi thứ 20 hộp có đánh thuế không? Mặt hàng nào đem nhiều thì bị đánh thuế và thu thuế bao nhiêu, cách tính thuế như thế nào?
* Hỏi: Tôi là Việt kiều Mỹ. Những lần trước tôi nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu Hoa Kỳ và thị thực 3 tháng (visa Việt Nam). Khi tôi ở lại lâu hơn 3 tháng, tôi tới Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) để xin gia hạn thị thực. Sắp tới đây, tôi sẽ nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam vừa được cấp thời hạn 10 năm. Như vậy, tôi không cần thị thực nữa và khi ở lâu dài, tôi sẽ không cần tới Phòng QLXNC nữa có đúng không? Tôi hiểu rằng tôi vẫn phải xin tạm trú tại địa phương cư trú, vậy theo luật, thời gian tối đa cho tôi được tạm trú là bao lâu?
* Hỏi: Tôi có quốc tịch VN. Con tôi đã có thị thực 5 năm nhưng về VN chỉ được cư trú 180 ngày, tôi có thể xin thẻ tạm trú cho con được không? Thời gian tạm trú được bao lâu? Chồng tôi mang quốc tịch nước ngoài, đã làm việc ở VN được 1 năm, có thể xin cấp thẻ tạm trú cho con theo diện chồng tôi được không? Nếu được thì cần thủ tục gì?
* Hỏi: Chị tôi là du học sinh tại Hàn Quốc. Nay chị muốn nhập hàng mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc về Việt Nam để bán. Xin hỏi:
* Hỏi: Bạn em đi lao động ở nước ngoài sắp tới ngày phải về nước. Vì vậy, bạn đã gửi về cho em một ít chocolate và quần áo cũ; nhưng khi hàng về thì Bưu điện báo là hàng bị đánh thuế và tổng thuế phải nộp là hơn 3 triệu đồng Việt Nam, và còn cho số điện thoại riêng để liên lạc. Xin hỏi như vậy có đúng không ạ?
* Hỏi: Tôi hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Sau nhiều năm làm việc, tôi tích lũy được một số vốn và muốn về Việt Nam mua đất mở nông trại làm về lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời cũng muốn hợp tác với người trong nước để làm nông trại này (tôi vẫn là chủ yếu)...