07/02/2018 03:04:00 PM
Nhớ tết xưa!

Đầu tháng Chạp, hương xuân dịu ngọt bắt đầu lan tỏa khắp nơi. Cảnh vật khoác lên mình sức sống mới, sau những ngày đông lê thê lạnh giá. Trước sân nhà một màu xanh mơn mởn của cải, ngò, xà lách..., tiếng lụp cụp đánh trối tre (cạy trối) góp phần tạo cảnh quê thêm rộn ràng. Trối lấy xong bổ làm đôi, làm tư, rải đầy mặt sân. Đây là nguồn chất đốt chủ lực dùng để nấu nướng phục vụ trong những ngày tết quê nghèo...

Khi tiết trời se lạnh, nắng vàng lung linh chan hòa trải khắp cánh đồng Thạch Não Nội, mùi hương lúa rài quyện trong gió sớm ngất ngây là báo hiệu xuân về, tết đến làng Thanh Quýt quê tôi.

Tết trong nỗi nhớ của tôi không chỉ bánh tét, bánh khô, mai vàng rực rỡ..., mà một niềm day dứt, khắc khoải về tết xưa của quê nhà. Hồi ấy, quê tôi nghèo lắm. Cuộc sống của bà con trong làng chủ yếu dựa vào nông nghiệp với hai vụ lúa tháng Ba, tháng Tám, năng suất bấp bênh. Với quan niệm “đói ngày tết, hết ngày mùa”, cho nên tết đến, dù khó khăn, nhà nhà đều chuẩn bị chu đáo.

Đầu tháng Chạp, hương xuân dịu ngọt bắt đầu lan tỏa khắp nơi. Cảnh vật khoác lên mình sức sống mới, sau những ngày đông lê thê lạnh giá. Trước sân nhà một màu xanh mơn mởn của cải, ngò, xà lách..., tiếng lụp cụp đánh trối tre (cạy trối) góp phần tạo cảnh quê thêm rộn ràng. Trối lấy xong bổ làm đôi, làm tư, rải đầy mặt sân. Đây là nguồn chất đốt chủ lực dùng để nấu nướng phục vụ trong những ngày tết quê nghèo.

Bắt đầu từ 20 tháng Chạp đến ngày cuối năm, các mẹ, các chị bận rộn tíu tít nào làm bánh khô, bánh tổ, bánh nổ, bánh in... Đêm cuối năm, mọi người chờ đón giao thừa, trời đất giao hòa cùng với niềm ước ao, khát vọng cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Sáng mùng Một, đó đây từng hồi chiêng trống ở các từ đường tộc họ vang vọng như thầm nhắc người con của làng nhớ về nguồn cội. Phía Miếu Bà trống hội bài chòi từng hồi thúc giục cùng lời hô ngân nga, trầm bổng góp phần tạo cho ngày đầu năm mới của quê nghèo thêm tươi vui, rộn rịp. Các cụ cao niên áo dài khăn đóng chỉnh tề cùng con cháu đến dâng hương ông bà ở từ đường và viếng mộ tổ tiên. Còn bọn trẻ xúng xính trong bộ quần áo bằng vải phin, chân mang dép lê, guốc mộc thả bước trên đường làng trong khí trời đầu năm trong trẻo, réo rắc reo vui… Mùng 3 Tết, tôi theo mẹ về quê ngoại. Mẹ lấy chồng xa nên mỗi năm vào dịp tết mới dẫn các con về thăm nhà.

Giờ đây, làng tôi đã đổi thay nhiều, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, nhà mái ngói, mái bằng chen chúc mọc lên. Màn đêm buông xuống điện thắp sáng giăng giăng khắp các ngả đường... Nhưng mỗi độ xuân về, tết đến đã dần vắng đi hình ảnh, âm thanh quen thuộc của nồi bánh tét sôi sùng sục, tiếng lụp cụp vang vọng từ bụi tre vàng... khiến lòng tôi nôn nao với bao niềm luyến tiếc, xốn xang nhớ về những cái tết của thời thơ dại ở quê nghèo.

Hữu Dũng (baoquangnam)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Mùa gieo hạt (24/01/2018)
  • Sông vắng (17/01/2018)
  • Ăn ký ức... (12/01/2018)
  • Bao giờ về lại ngõ quê (05/01/2018)
  • Thời khắc cuối của năm (22/12/2017)
  • Người thầy thứ nhất (15/12/2017)
  • Bên bếp lửa (05/12/2017)
  • Thanh âm mùa đông (01/12/2017)
  • Đông về... (15/11/2017)
  • Rượu hồng xứ suơng mù (09/11/2017)
Các tin khác
  • Lắng nghe mùa Xuân về (04/03/2024)
  • Nhớ sương (26/02/2024)
  • Tâm tình tháng Hai (19/02/2024)
  • Mùa ngóng Tết thần tiên (12/02/2024)
  • Tết là để về nhà, Tết là để đoàn viên (05/02/2024)
  • Mùa Xuân đã đến bên em… (15/01/2024)
  • Tản mạn mưa Xuân (08/01/2024)
  • Tản mạn đầu năm (01/01/2024)
  • Ngô nếp nướng ngày Đông (11/12/2023)
  • Tháng Mười Hai (04/12/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang