20/04/2021 10:55:00 AM
Lục bình trôi về đâu?

Dù trôi về đâu thì lục bình vẫn có ích cho đời sống của con người. Tôi thầm nghĩ, số phận một đời người dù có lênh đênh như đóa lục bình thì cũng cần phải sống làm sao có ích cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

Có một buổi chiều ngồi cạnh bờ sông Tiền, ngắm những đóa lục bình dập dềnh trên sông nước, tôi thầm hỏi: “Lục bình trôi về đâu? Đời của một đóa lục bình kéo dài bao lâu?”.

Tôi chợt ngẫm nghĩ, số phận của một con người cũng giống như đóa lục bình nổi trôi giữa dòng sông cuộc đời. Tôi nhớ, nhà thơ, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca có một câu thơ hay về thân phận của đóa lục bình: “Lục bình vừa trôi vừa trổ bông”. Vâng! Số phận của đóa lục bình lênh đênh nhưng sắc hoa tím của nó lại điểm tô cho vẻ đẹp của dòng sông. Những người khách thương hồ ngắm hoa lục bình sẽ có ấn tượng dòng sông vừa như mênh mang vừa thu hẹp lại, trở nên gần gũi, thân thuộc…

Ngắm những đóa lục bình trôi, ký ức tuổi thơ của tôi chợt hiện về. Tôi nhớ, thuở nhỏ, tôi cùng bà ngoại đi vớt lục bình, lấy đọt lục bình đem về băm nhỏ, trộn vào thức ăn cho heo ăn. Những ngày hè oi ả, cha tôi thường lấy rễ lục bình đắp vào gốc cây để giữ độ ẩm của đất giúp cho cây phát triển tốt. Bữa cơm trong gia đình tôi, bên nồi lẩu nghi ngút khói là những đọt lục bình non tươi nằm cạnh các loại rau miệt vườn xanh mướt, mơn mởn.

Thời thiếu niên, đọc những trang sách về lịch sử chiến tranh của dân tộc, tôi cảm thấy thích thú khi nhận biết những khóm lục bình trôi trên sông được những người lính đặc công dùng làm vật ngụy trang để ẩn núp nhằm tiếp cận và đánh tàu địch.

Thời nay, những người thợ thủ công đã lấy thân lục bình phơi khô, đan thành những tấm thảm xinh xắn, dễ thương bán cả ra nước ngoài. Những đóa lục bình đã hóa thân thành những vật dụng hữu ích trong đời sống con người.

“Lục bình trôi về đâu?”. Câu hỏi lại ngân vang trong đầu tôi. Dù trôi về đâu thì lục bình vẫn có ích cho đời sống của con người. Tôi thầm nghĩ, số phận một đời người dù có lênh đênh như đóa lục bình thì cũng cần phải sống làm sao có ích cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

Võ Tấn Cường (theo tuanbaovannghetphcm.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Hoa trên phố (13/04/2021)
  • Ký ức của cha (08/04/2021)
  • Những tia nắng vàng qua hiên nhà cũ (01/04/2021)
  • Khói nhớ (25/03/2021)
  • Ðón người xa xứ (18/03/2021)
  • Cỏ hoa đồng nội (11/03/2021)
  • Tết chậm (04/03/2021)
  • Nhớ quê mùa gió lạnh (25/02/2021)
  • Mùa xuân bắt đầu từ cây và đất (18/02/2021)
  • Thả diều mùa Xuân (11/02/2021)
Các tin khác
  • Lắng nghe mùa Xuân về (04/03/2024)
  • Nhớ sương (26/02/2024)
  • Tâm tình tháng Hai (19/02/2024)
  • Mùa ngóng Tết thần tiên (12/02/2024)
  • Tết là để về nhà, Tết là để đoàn viên (05/02/2024)
  • Mùa Xuân đã đến bên em… (15/01/2024)
  • Tản mạn mưa Xuân (08/01/2024)
  • Tản mạn đầu năm (01/01/2024)
  • Ngô nếp nướng ngày Đông (11/12/2023)
  • Tháng Mười Hai (04/12/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang