11/07/2017 11:09:00 AM
Cơm nhà

...Khi tôi ý thức trọn vẹn về ý nghĩa thiêng liêng của những bữa cơm nhà thì mẹ tôi đã không còn. Và tôi cứ muốn khóc khi nhớ đến buổi chiều về trễ, bắt gặp mẹ ngồi một mình trệu trạo nhai cơm; đôi mắt buồn hiu thỉnh thoảng lại ngong ngóng nhìn mông lung ra ngõ...

 

Ngày còn sống, mẹ rất ghét chuyện ăn cơm kẻ trước người sau trong những bữa cơm nhà. Tôi thì có tật mê chơi, thỉnh thoảng đến bữa cơm vẫn còn lang thang với những trò đá dế, bắn bi. Ơi ới vài câu không nghe thưa, thể nào mẹ cũng vác roi đi tìm. Tìm được, sau “con lươn” cảnh cáo, mẹ “kể tội” giản đơn: có cái ăn cũng không chịu về ăn một thể; ai công đâu để dành đồ ăn, còn chờ dọn dẹp? Phải; cơm nước ăn lợt đợt nhiều lần thì mất công dọn dẹp, dành phần, mệt thật. Để “làm áp lực”, mẹ còn hăm: bận sau mà về trễ là tao... ăn hết, úp xoong! Hăm vậy thôi chứ sao úp được. Có điều sợ khổ mẹ (và cũng sợ... ăn roi) mà tôi có bớt la cà hơn. Chơi đâu chơi, sực nhớ đến giờ cơm là ù té chạy về “trình diện”!

Sau này khi đã trưởng thành, nhiều lúc do công việc (và không loại trừ cả chuyện... mê chơi) tôi lại bỏ bữa hoặc về trễ giờ cơm; mẹ không còn “vác roi đi kiếm” nhưng cụ có vẻ buồn. Cho dù tôi đã dặn đi dặn lại: “Con có về trễ mẹ cứ ăn cơm trước đi, đừng đợi!”; vậy nhưng, nhiều bữa về nhà thấy cơm canh đã nguội tanh còn mẹ vẫn đang vò võ ngồi chờ! Tôi giờ đã có vợ con; chuyện dọn dẹp, để dành đâu cần mẹ lo; nhưng bữa cơm gia đình mà con cháu “đứa đi Đông, đứa đi Tây” (thành ngữ của mẹ) vẫn khiến mẹ không vui. Kì lạ!

Không riêng mẹ, hình như cả vợ tôi cũng không vui. Bao lần nghe tôi giải trình cực kì hữu lí về nguyên nhân về trễ giờ cơm, vợ tôi... hết cãi; đành bấm bụng làm thinh. Nhưng xem ra nàng vẫn “chưa thông”; mặt cứ lầm lầm...

Riêng tôi, thú thực, ăn cơm nhà hoài lâu lâu làm đĩa cơm quán hoặc tô phở bò cũng thấy ngon. Nhưng chỉ ngon một bữa thôi; ăn hoài tới bữa thứ 2, thứ 3 lại đâm ra ớn. Chẳng trách ông bạn tôi làm nghề ngược xuôi buôn bán; cứ nhắc đến chuyện “cơm hàng cháo chợ” lại mặt nhăn như bị. Mà bạn tôi đâu phải thuộc dạng nghèo khó: hàng quán bạn vào luôn là những nơi trên mức trung bình! Tại không hợp khẩu vị chăng? Có thể lắm. Tôi cũng nghĩ và tin vậy; cho đến ngày vợ tôi đi vắng, một mình tôi ở nhà. Tới bữa, cơm canh vẫn như mọi khi mà sao... chán quá. Không lẽ bỏ cơm; đành nuốt vội vàng cho xong bữa; chẳng ngon lành gì! Mấy ngày ấy giúp tôi “ngộ” ra một điều: bữa cơm nhà không chỉ ngon vì quen khẩu vị. Còn có một cái ngon khác. Cái ngon ấy xuất phát từ không khí gia đình tựu tề đầm ấm. Khoảnh khắc quây quần bên nhau trong bữa cơm nhà tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng cần thiết; ấy là khoảnh khắc để củng cố, thắt chặt thêm mối dây ràng buộc, thông cảm, yêu thương nhau giữa các thành viên dưới một mái nhà. Hèn chi các số liệu thống kê đều cho biết rằng: người có gia đình thường sống thọ hơn các vị độc thân. Điều ấy chắc chắn không thể không tính đến công lao của những bữa cơm nhà. Mẹ tôi không được học hành; nhưng cụ cảm nhận được điều đó. Trước cả tôi, vợ tôi cũng cảm nhận được điều đó. Hình như trời sinh những người phụ nữ thường tinh tế hơn đàn ông trong vấn đề cảm nhận. Nói cách khác, phụ nữ thua đàn ông về cái lí; nhưng lại hơn đứt phái mạnh về cái tình!

...Khi tôi ý thức trọn vẹn về ý nghĩa thiêng liêng của những bữa cơm nhà thì mẹ tôi đã không còn. Và tôi cứ muốn khóc khi nhớ đến buổi chiều về trễ, bắt gặp mẹ ngồi một mình trệu trạo nhai cơm; đôi mắt buồn hiu thỉnh thoảng lại ngong ngóng nhìn mông lung ra ngõ...

Y Nguyên (vanhoadoisong)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Tình yêu mùi cỏ dại (09/07/2017)
  • Khoai lang ngày cũ (04/07/2017)
  • Nắng tháng 6 (02/07/2017)
  • Khoảnh khắc (27/06/2017)
  • Kỷ niệm về cha (20/06/2017)
  • Mùa sen vấn vương (13/06/2017)
  • Những cọng rơm vàng (06/06/2017)
  • Lang thang miền hạ (30/05/2017)
  • Tìm quê (25/05/2017)
  • Lau sậy trong miền ký ức (23/05/2017)
Các tin khác
  • Lắng nghe mùa Xuân về (04/03/2024)
  • Nhớ sương (26/02/2024)
  • Tâm tình tháng Hai (19/02/2024)
  • Mùa ngóng Tết thần tiên (12/02/2024)
  • Tết là để về nhà, Tết là để đoàn viên (05/02/2024)
  • Mùa Xuân đã đến bên em… (15/01/2024)
  • Tản mạn mưa Xuân (08/01/2024)
  • Tản mạn đầu năm (01/01/2024)
  • Ngô nếp nướng ngày Đông (11/12/2023)
  • Tháng Mười Hai (04/12/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang