Thi thả diều sáo là nhớ lại năm 1424, Quốc công Đinh Lễ đóng chốt giữ đồn trại trên núi Tùng Lĩnh, nay thuộc xã Đức Tường, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Quốc công cho nghĩa quân khai khẩn trồng cấy ở bờ sông La để tự cung tự cấp lương thực. Quốc công cho thả diều sáo để quân sĩ nghe tiếng sáo vui tai, quên mọi gian lao, vừa đánh giặc vừa làm ruộng.
Ở Đốc Hỗ điện (An Lão), hàng năm mở hội thi ngày 20 đến 30 tháng Ba âm lịch. Trong cuộc thi có các loại diều bề dài 30 thước ta, hai người khiêng. Loại diều từ 15 thước trở xuống thì cho đâm, còn loại từ 2 đến 9 thước thì rất nhiều. Sáo thì có các loại: bộ 5, bộ 4, bộ 3, bộ 2 với các âm thanh: cồng, còi, go, ghí, gộ. Dùng hai câu liên mỗi cái dài 15 thước chôn ở cửa đền, cách nhau 3 thước. Diều phải đâm thẳng ở giữa lên thẳng, không vướng câu liêm.
(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam,
NXB Văn hóa Thông tin, 1996)