10/01/2009 08:18:54 AM
Hò và ví

Ca hát trong lao động là niềm ưa thích và thói quen của người Việt Nam. Những bài hát lao động là một trong những vốn văn hóa phong phú và quý báu của nhân dân. Hò và Ví là hai hình thức trình diễn dân gian phổ biến liên quan đến đời sống lao động và sinh hoạt của con người.

Rất nhiều ý kiến cho rằng, hò là loại ca hát ca hát có nguồn gốc từ lao động sông nước. Điều đó là có cơ sở vì có nhiều điệu hò gắn với sông nước như Hò sông Mã, Hò Qua sông hái củi, Hò khoan, Hò Giựt chì, Hò Kéo lưới, Hò Mái nhì, Hò Mái đẩy, Hò Mái ba Gò Công, Hò Đồng Tháp... Tuy nhiên, có những điệu hò không gắn với sông nước như Hò Giã gạo, Hò Xay lúa, Hò Kéo gỗ, Hò Đạp lúa... Từ thực tế đó, có thể coi phần lớn Hò là một loại ca hát trong loại lao động tương đối nặng nhọc và hầu hết các trường hợp là lao động đông người cho cùng một công việc. Tuy nhiên, không phải bất cứ điệu hò nào cũng mang nhịp lao động. Các điệu hò trên sông Hương, trên kênh rạch Nam Bộ là những giai điệu tự sự, dàn trải, lắng sâu. Vì vậy, không thể xem hò như một phương tiện giữ nhịp điệu cho một tập thể lao động thống nhất động tác. Với tư cách là một dạng nghệ thuật âm nhạc, trước hết và chủ yếu hò diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. 

Hò có thể coi là đặc sản văn hóa của miền Trung và miền Nam, mặc dầu một số địa phương ven biển miền Bắc cũng có hò. Một vài tộc thiểu số cũng có loại ca hát tương ứng với hò như các điệu “Xuôi sông Đà” (Loong Té) và “Xuôi sông Mã” (Loong Ma) của người Thái Tây Bắc.

Ví là loại ca hát được hát trong lao động khi làm những công việc không nặng nhọc và thường là không đòi hỏi sự cố gắng chung của đông người. Ví thường được dùng hát đối đáp khi nông dân lao động trên đồng ruộng hay trên sân thóc vào mùa thu hoạch. Có một số loại ví gắn với nghề thủ công như Ví Phường vải, Ví Vặn thừng, Ví Dệt chiếu, Ví Xe chỉ...

Ví là đặc sản âm nhạc của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Người Mường Hòa Bình cũng có điệu Ví (có vùng gọi là Bỉ). Nhiều tộc thiểu số có những loại ca hát tương ứng với ví. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, ví thường đi đôi với hát Dặm và được hát trong khi làm nhiều việc lao động khác nhau. 

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác
  • Lễ cúng thần Sấm của người Cor (01/06/2015)
  • Linh thiêng lễ cúng bản của người Dao đỏ (12/01/2015)
  • Lễ cúng Việc lề (29/12/2014)
  • Zơng - Nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam (08/12/2014)
  • Lịch đoi của người Mường (01/12/2014)
  • Tục thờ chó đá của người Việt (24/11/2014)
  • Lễ hội Kate và tục rước xiêm y của người Chăm (10/11/2014)
  • Tín ngưỡng thờ Neak Ta – “Ông Tà” của cộng đồng người Khmer (27/10/2014)
  • Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu (20/10/2014)
  • Hát ví ở Bắc Ninh (13/10/2014)

Video

Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN
Tục thờ bà Cô, ông Mãnh
Tục thờ chó đá của người Việt
Từ điển văn hóa: Ăn Tết lại
Thời gian để tang hay hạn để tang
Những nghi lễ khi làm nhà mới
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ
Lễ cúng thần Sấm của người Cor
Linh thiêng lễ cúng bản của người Dao đỏ
Lễ cúng Việc lề
Zơng - Nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam
Lịch đoi của người Mường
Tục thờ chó đá của người Việt
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang