09/02/2009 10:49:58 AM
Niềm vui ngày xuân

Cây mai vàng của Hân đã trở về nhà. Nó không đứng trong bồn hoa mà đứng hiên ngang giữa nhà. Vừa treo thiệp hồng lên cành mai, Hân vừa ngẫm nghĩ câu nói của người xưa: "Người ta thường ngả mũ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt".

Những ngày giáp Tết trời bịn rịn mưa lạnh. Cây mai trước nhà Hân nở lác đác mấy bông vàng, cánh hoa mỏng mảnh, khẽ run run như những đốm lửa trước ngọn Đông phong. Ông nội Hân đứng dưới mái hiên nhìn những búp hoa xanh tơ bâng khuâng chòm râu bạc. Nội nói với Hân đang ngồi đánh bộ lư đồng trên sập gụ:
- Năm này mai trỗ đúng Tết cháu ạ.
- Dạ!
Hân bậm môi, kẹp cứng chiếc lư giữa hai bàn chân, hai tay kéo giẻ dạ chạy qua chạy lại chà xác chiếc lư đồng ngời bóng lên. Hân hỏi:
- Cháu nghe người ta nói sáng mồng một mai nở là năm đó làm ăn phát đạt phải không ông?
- Ừ, người ta tin giờ phút mới mẻ, thiêng liêng ngày đầu năm, trong nhà có sắc khí tươi tắn của mai vàng thì may mắn. Hơn nữa cốt cách mai vàng đoan chính, dẻo dai cam chịu suốt năm, chờ Tết khai hoa đón xuân.
Nội đi vào nhà, ghé ngồi bên Hân, nói:
- Việc này của con trai làm, đáng ra thằng cháu đích tôn của ông phải lo việc sửa soạn bàn thờ, chứ đâu lại để cháu gái làm nhỉ?
- Hứ!...
Hân xụ mặt, để dãi dạ xuống, cong môi làm nũng với nội - Cháu không chơi với ông nữa đâu, cháu... cháu không phải là cháu đích tôn của ông sao?
Nội cười khề... khề... ánh mắt ông đượm trìu mến nhìn đứa cháu gái sắp tuổi tròn trăng, tiềm ẩn nét đẹp rỡ ràng, khôi nguyên thiếu nữ... Ông giảng giải:
- Nội đẻ ra cha cháu là con trai đầu, cha cháu đẻ ra em cháu là con trai đầu, con trai mới gọi cháu đích tôn chứ. À... mà thôi, từ nay ông gọi cháu là đích tôn gái của nội được chưa nào?
Hân tươi tỉnh nét mặt cười khúc khích...
Hân thức dậy khi ngoài trời còn om om tối, cô cuộn mình trong chăn nôn nao chờ sáng, để cùng nội chặt một nhánh mai nhiều búp hoa mập nhất  trưng trong phòng khách. Trời mới lơ mơ sáng, Hân xuồng bếp lấy cưa, đến thức nội dậy và cùng nội co ro ra sân... Hân hét lên:
- Ối, cây mai!?...
Nội cũng như Hân đứng sững trước bồn hoa trống không. Cây mai không cánh mà bay!? Rải rác trên nền đất mấy bông hoa nhàu úa, chỉ còn gốc mai bám rêu xanh, trơ trất thớ gỗ còn lùi xùi mùn cưa ướt nhẹp... Hân khóc:
- Hu... hu.. ui...nội ơi... ai cưa trộm cây mai rồi... hu... 
Nội Hân lặng lẽ lấy cái cưa trong tay Hân, hì hục cưa ở gốc mai còn lại một khúc gỗ. Hân hỏi:
- Cưa khúc gộc làm chi nội?
- Cháu sẽ biết... cháu có đi chơi chợ Tết với ông không?
- Dạ đi chớ.
Chợ hoa Tết ven sông tràn cả hè phố. Người mua người bán nhộn nhịp. Trên vỉa hè một rừng mai qúa đầu người mọc lên từ hồi nào. Nội dẫn Hân len lỏi suốt buổi sáng mà chưa chọn được một nhánh nào. Hân mỏi hai chân nhõng nhẽo:
- Về thôi nội.
- Chịu khó một lát nữa rồi về, ai đời đi chợ Tết mặt mày bí xị như mất sổ gạo?
Nội đứng trước một cây mai rất giống cây mai nhà Hân. Nội chăm chú nhìn tỉ mỉ từ gốc tới ngọn, kể cả những u nần xù xì, rồi hỏi thằng bé đứng bán gốc mai ấy:
- Bố mẹ cháu đâu mà cháu bán mai một mình thế?
- Bố cháu đang ở viện chăm sóc bà nội bệnh nặng, trưa bố cháu mới ra thay cháu. Ông mua đi, hoa có sáu cánh ông ạ, chiều thế nào người ta cũng mua mất uổng lắm ông à. Cháu bán rẻ mà...
- Rẻ là bao nhiêu?
- Ba triệu hai không bớt, ông coi đẹp thế này.
Nội đứng trầm ngâm một hồi rồi nói:
- Thôi được ông mua cho cháu hai triệu, mau đi gọi cha cháu ra đây nhận tiền.
Thằng bé "dạ" một tiếng rồi cắm cổ chạy đi sau khi cẩn thận nhờ người bán mai kế bên trông chừng. Thằng bé trở lại dẫn theo một người đàn ông có dáng đi thập thững. Ông nhìn nội Hân với cài nhìn dò xét, rồi cất giọng cò kè giá bán:
- Bác cho đúng ba triệu.
- Cũng được thôi, nhưng nhờ chú cùng tôi chở cây mai lên nhà tôi, tôi không mang sẵn tiền.
- Không - Người đàn ông lắc đầu thối thoát - Tui bận lắm, bác có mua thì đưa tiền đây, tui bưng lên xe cho bác - Người đàn ông dặn thằng bé - Tau không bán, tau có việc, mi không được kêu chi tau hết nghe chưa!
Thấy người đàn ông định lủi mất vào đám đông, nội Hân gọi:
- Chú nớ, tiền đây tới lấy!
Mắt người đàn ông sáng rực, quày quả đi lui. Nội Hân gọi mọi người đến vây quanh người đàn ông và cây mai, nói:
- Nhờ bà con cô bác chứng kiến hộ tôi - Nội Hân lục xách lấy khúc gỗ mai cưa đem theo - Đây là cây mai nhà tôi bị cưa trộm đêm qua, cô bác coi này!
Nội Hân nhờ một anh thanh niên nâng cây mai trong thùng sắt lên, ráp khúc gỗ mai đem theo khít vào gốc cây mai người đàn ông bán. Mặt người bỗng tái đi và vội nói:
- Cây mai của tui mà, cây giống cây, bác ráp vào gộc nào cũng có thể vừa, bác đừng nói bậy... đừng vu...
Nội Hân với tay cào lớp rêu bọc ngoài cục u sù sì trên thân cây mai, lộ ra chữ H màu vàng cháy. Nội Hân nói:
- Chú không con chối bừa nữa nhé, đây là chữ H tên tôi, tôi khắc Tết năm trước.
Trước hai chứng cớ rõ ràng, người đang ông run rẩy định lẻn nhanh ra khỏi vòng người. Anh thanh niên nhanh tay bẻ quặt tay người đàn ông lại và nói:
- Cụ cùng cháu đưa hắn vào đồn công an.
Mọi người ra vẻ đồng tình, ai ai cũng nhìn người đàn ông với ánh mắt không thiện cảm, xen lẫn thương hại. Thằng bé đứng lớ ngớ bên cha nó khóc ngất:
- Xin ông tha cho ba cháu, nhà cháu nghèo lắm!
- Ai nghèo cũng đi ăn trộm cả à? - Có tiếng người nói to.
- Mẹ tui bệnh, tui trộm mai bán lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ, xin bác xá tội cho tui lần đầu!
Nội Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi thủng thẳng nói:
- Thôi xin bà con tha cho chú làm phước. Chú đưa cây mai về nhà giúp tôi, tôi không đưa chú đến công an đâu mà sợ, tôi già ngần tuổi nầy rồi không lừa chú đâu.
Người đàn ông lập cập cùng thằng bé vác cây mai ra xe. Nội và Hân lên một chiếc xích lô khác. Trên đường về ngang bệnh viện, nội bảo thằng bé trông chừng cây mai và hai người đạp xe xích lô chờ nội để nội vào thăm mẹ chú bán mai. Trong bệnh viện Hân thấy mẹ chú bán mai com rom trong lớp chăn cũ. Bà mệt nhọc thở. Nghe tiếng chú bán mai gọi, cụ bà hé đôi mắt mờ và cái miệng xám xịt thều thào:
- Con mua thuốc cho mẹ chưa? Mẹ đau trong người lắm!
Chú bán mai mân mê cánh tay da bọc xương của mẹ rơm rơm nước mắt! Nội Hân lấy ra ba tờ bạc năm trăm ngàn đồng mới cứng đưa cho chú bán mai:
- Chú cầm lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ chú.
Chú bán mai cầm một triệu rưỡi tay run run. Chợt chú quỳ xuống trước mặt ông nội Hân, vừa khóc vừa nói:
- Cháu và mẹ cháu đội ân bác.
Nội Hân đỡ chú bán mai đứng lên và khuyên nhủ mấy lời tâm huyết rồi từ biệt chú bán mai và bà cụ.
Cây mai vàng của Hân đã trở về nhà. Nó không đứng trong bồn hoa mà đứng hiên ngang giữa nhà. Vừa treo thiệp hồng lên cành mai, Hân vừa ngẫm nghĩ câu nói của người xưa: "Người ta thường ngả mũ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt", rồi quay sang nói với nội:
- Cháu xin quỳ gối trước lòng nhân ái của nội.
- Cháu đích tôn gái của tôi đứng lên nào!
Mùa xuân đang tràn về…/.


Nguyễn Nguyên An

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Sang Xuân (05/02/2009)
  • Đi Tết Thầy (25/01/2009)
  • Chiếc gương hình mặt trời (21/01/2009)
  • Đào phai năm cũ (12/01/2009)
  • (10/01/2009)
  • Sớm mai trên sông (05/01/2009)
  • Truyện ngắn: Điện thoại lúc nửa đêm (26/12/2008)
  • Phong lan đỏ (22/12/2008)
  • Ngoại hình dễ nhìn (19/12/2008)
  • Chuyện Hồng (10/12/2008)
Các tin khác
  • Phố rừng (08/03/2024)
  • Hạnh phúc trở về (23/02/2024)
  • Tết, là để trở về nhà! (07/02/2024)
  • Xứ bình an (19/01/2024)
  • Đèn không tắt sáng (12/01/2024)
  • Sông Nguồn (15/12/2023)
  • Núi Trời Cho (08/12/2023)
  • Chiều nay có một cuộc hẹn (01/12/2023)
  • Mưa qua tháp cổ (24/11/2023)
  • Những người mẹ (17/11/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Bí mật cây đa làng
Cô giáo trẻ
Đồng quê
Con vẹt xanh
Phố rừng
Hạnh phúc trở về
Tết, là để trở về nhà!
Xứ bình an
Đèn không tắt sáng
Sông Nguồn
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang