17/04/2009 04:22:07 PM
Bức tranh tặng người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập

Nữ nghệ sĩ Việt kiều Phạm Thị Đoàn Thanh vẽ tranh về người anh hùng của nhân dân Võ Nguyên Giáp (bài báo của phóng viên Bernd Zachow đăng trên báo Nürnberger Nachrichten của Đức ngày 31/3/2009.)

Việt Nam đã trải qua 17 ách xâm lăng trong lịch sử của mình. “Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn luôn giữ vững được nền độc lập, điều này khiến tôi thực sự tự hào”, nữ hoạ sĩ Việt kiều đang sống tại Nuernberg Phạm Thị Đoàn Thanh, xúc động chia sẻ.



Nữ họa sĩ Đoàn Thanh bên các tác phẩm của mình
 

Đó là niềm tự hào thầm kín và giản dị như chính những gì được thể hiện trên những tác phẩm của chị. Một trong những tác phẩm mới nhất của Đoàn Thanh là bức tranh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cho đến nay vẫn nổi tiếng trên toàn thế giới là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của VN. Từ năm 1944 ông là một trong những người đã lãnh đạo đồng bào VN trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Năm 1954 cũng dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội miền Bắc VN đã đánh bại thực dân Pháp trong trận chiến huyền thoại tại Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo quân sự của Việt Nam đã từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó Thủ tướng miền Bắc VN trong thời kỳ xâm lược của đế quốc Mỹ. Hai chức vụ này đã theo ông rất nhiều năm sau khi quân đội Mỹ rút khỏi VN, thống nhất đất nước.

Bức chân dung của nữ hoạ sĩ Đoàn Thanh không thể hiện một “Đại tướng“ Võ Nguyên Giáp, hay một “Napoleon của phương Đông“, như nhà báo người Đức Peter Scholl Latour đã từng nhắc đến. Nền tảng của bức hoạ được vẽ tại Nuernberg, dựa trên những bức ảnh, và những phác hoạ của họa sỹ trong một lần gặp gỡ nhà chính trị lão thành vào năm 2008 tại Hà Nội. Nhưng khung cảnh làng quê làm nền phía sau cũng quan trọng không kém bức chân dung của Đại tướng được họa. Nó gợi nhớ đến ký ức tuổi thơ của nữ hoạ sĩ, mà đối với chị cho đến nay vẫn là biểu tượng của hoà bình và sự hài hoà.

“Hoà bình và sự hài hoà đối với chúng tôi luôn có giá trị lớn nhất.” Những thứ khác đều không phục vụ nghệ thuật. Nghệ thuật Việt Nam từ trước tới nay đều trung thành với hình dung và ý niệm của Phật giáo. Phong cách nghệ thuật của Châu Âu như chủ nghĩa biểu hiện hay chủ nghĩa hiện thực phê phán đều bị chối bỏ như sự “không cân bằng” trong xã hội.

Những bức tranh của hoạ sĩ Đoàn Thanh hiện đang được trưng bày tại một cuộc triển lãm nhỏ tại Nuernberg và vào cuối tháng Tư này sẽ diễn ra cuộc triên lãm lớn tại nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền Hà Nội.

Bức tranh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều không xuất hiện trong cả hai dịp trưng bày trên. Tác phẩm này là quà tặng của hoạ sĩ Đoàn Thanh nhân dịp sinh nhật lần thứ 98 của Đại tướng vào tháng 8.

(Nguồn: Nürnberger Nachrichten)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác
  • Chiều nắng hạ (11/07/2023)
  • Xúc động những vần thơ về Trường Sa của kiều bào Đức (27/06/2023)
  • Vương trong sương mù (20/06/2023)
  • Nàng Thơ (30/03/2023)
  • Vành khăn tang trắng (14/03/2023)
  • Khúc hát Xuân (24/02/2023)
  • Ngủ đi em (14/02/2023)
  • Tình yêu Giáng Sinh (23/12/2022)
  • Giấc mơ hồng (01/12/2022)
  • Lãng du Thu (04/11/2022)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Bức tranh tặng người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập
Hoa cúc vàng
Việt Nam yêu dấu
Quê hương tôi
Mùa Đông với nước Đức
Mùa Xuân tới
Chiều nắng hạ
Xúc động những vần thơ về Trường Sa của kiều bào Đức
Vương trong sương mù
Nàng Thơ
Vành khăn tang trắng
Khúc hát Xuân
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang