* Hỏi: Tôi có chị gái lấy chồng Trung Quốc, hiện đang sống tại Bằng Tường - Quảng Tây. Do lúc lấy chồng không có một chút thủ tục giấy tờ gì, chỉ biết theo chồng về Trung Quốc sống, hiện đã sinh được 2 con, nên giờ muốn đi lại về VN chơi lại không có giấy tờ gì để được qua cửa khẩu một cách hợp pháp. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của chị tôi như vậy có làm được hộ chiếu để được đi lại thuận tiện được không? Thủ tục làm ở đâu? Thời gian bao lâu? Chị tôi hiện vẫn giữ chứng minh thư nhân dân bản gốc.
* Hỏi: Tôi vừa xây dựng xong 1 căn hộ, căn hộ đó đứng tên tôi và tôi cũng đã cho công ty của tôi thuê lại căn hộ đó để tổ chức cho người nước ngoài thuê; mọi thủ tục như phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự đều đứng tên công ty. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi phải cần thêm các điều kiện gì để cho người nước ngoài đến thuê được và phải đóng các loại thuế gì? Xin cảm ơn!
* Hỏi: Con tôi định cư tại Pháp đã 8 năm nhưng chưa nhập quốc tịch. Vậy con tôi có được giữ tên lại trên hộ khẩu Việt Nam không; và nếu nhập quốc tịch Pháp thì có thể giữ lại quốc tịch Việt Nam – nghĩa là song tịch – không?
* Hỏi: Em có bạn trai người Hàn Quốc, và muốn bảo lãnh em sang du lịch cho biết về gia đình anh ấy trước khi cưới (tất nhiên phải khi dịch Covid-19 qua đi). Vậy, em cần những thủ tục gì để được sang du lịch và bạn trai em phải làm gì cho em?
* Hỏi: Xin cho tôi biết tôi sẽ phải làm thế nào khi tôi có hai hộ chiếu mà lại có hai tên khác nhau khi về Việt Nam. Vì một người thì không thể mang hai tên khác nhau trong vé máy bay. Lý do là khi nhập quốc tịch Mỹ, tôi đã thay đổi tên họ; tuy vậy tôi vẫn giữ quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam, và hộ chiếu Việt Nam của tôi vẫn còn hạn rất dài.
* Hỏi: Tôi là người Việt Nam ở nước ngoài, mang 2 hộ chiếu của nước sở tại và của Việt Nam. Theo tôi tìm hiểu trên mục Hỏi – Đáp của Tạp chí Quê Hương, thì tôi thấy là khi xuất nhập cảnh chỉ được sử dụng 1 hộ chiếu. Vậy xin hỏi: Khi ở sở tại, tôi dùng hộ chiếu của nước họ để xuất cảnh; khi về Việt Nam, tôi dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh và ngược lại, thì có được không?
* Hỏi: Em đem khoảng 20 hộp sữa từ Nhật về VN theo dạng hành lý ký gửi có bị đánh thuế không? Đồng thời em đem thuốc tiêu chảy, thuốc giảm cân, thuốc ho mỗi thứ 20 hộp có đánh thuế không? Mặt hàng nào đem nhiều thì bị đánh thuế và thu thuế bao nhiêu, cách tính thuế như thế nào?
* Hỏi: Tôi là Việt kiều Mỹ. Những lần trước tôi nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu Hoa Kỳ và thị thực 3 tháng (visa Việt Nam). Khi tôi ở lại lâu hơn 3 tháng, tôi tới Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) để xin gia hạn thị thực. Sắp tới đây, tôi sẽ nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam vừa được cấp thời hạn 10 năm. Như vậy, tôi không cần thị thực nữa và khi ở lâu dài, tôi sẽ không cần tới Phòng QLXNC nữa có đúng không? Tôi hiểu rằng tôi vẫn phải xin tạm trú tại địa phương cư trú, vậy theo luật, thời gian tối đa cho tôi được tạm trú là bao lâu?
* Hỏi: Tôi có quốc tịch VN. Con tôi đã có thị thực 5 năm nhưng về VN chỉ được cư trú 180 ngày, tôi có thể xin thẻ tạm trú cho con được không? Thời gian tạm trú được bao lâu? Chồng tôi mang quốc tịch nước ngoài, đã làm việc ở VN được 1 năm, có thể xin cấp thẻ tạm trú cho con theo diện chồng tôi được không? Nếu được thì cần thủ tục gì?
* Hỏi: Chị tôi là du học sinh tại Hàn Quốc. Nay chị muốn nhập hàng mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc về Việt Nam để bán. Xin hỏi:
* Hỏi: Bạn em đi lao động ở nước ngoài sắp tới ngày phải về nước. Vì vậy, bạn đã gửi về cho em một ít chocolate và quần áo cũ; nhưng khi hàng về thì Bưu điện báo là hàng bị đánh thuế và tổng thuế phải nộp là hơn 3 triệu đồng Việt Nam, và còn cho số điện thoại riêng để liên lạc. Xin hỏi như vậy có đúng không ạ?
* Hỏi: Tôi hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Sau nhiều năm làm việc, tôi tích lũy được một số vốn và muốn về Việt Nam mua đất mở nông trại làm về lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời cũng muốn hợp tác với người trong nước để làm nông trại này (tôi vẫn là chủ yếu)...
Việt Nam ngày nay không chỉ còn gói gọn trong “ẩm thực ngon, phong cảnh đẹp, con người thân thiện” mà đã trở thành “miền đất hứa” cho những kiều bào trẻ khát khao cống hiến, khát khao vươn lên…
"Sông Cầu nước chảy lơ thơ" đã đi vào câu ca quen thuộc một thời của vùng Kinh Bắc. Dòng sông này đã bồi đắp phù sa màu mỡ cho một dải đồng bằng để hình thành nên những ngôi làng trù phú trải dài theo dòng chảy của lịch sử.
Ngày 7/1/12021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tới làm việc tại Vùng 4 Hải quân và thay mặt bà con kiều bào trao quà cho các chiến sĩ đang công tác tại huyện đảo Trường Sa.
Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.
Cách thành phố Huế khoảng 40 km, vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các trải nghiệm đa dạng. Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào.
Công nghệ mới này sẽ là bước tiến trong quá trình khai thác tiềm năng của quang điện như là một nguồn năng lượng sạch, giá cả phải chăng và bền vững cho mọi người.
Nhân dịp mùa Giáng sinh 2020 và năm mới 2021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Đặng Minh Khôi có thư gửi lời chào mừng và thăm hỏi tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Quê Hương xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư:
Sáng 27/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội đã diễn ra phiên Khai mạc Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Hội nghị do Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao tổ chức với sự tham dự của gần 400 đại biểu.
Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã trở thành một trụ cột trong công tác đối ngoại của đất nước ta. Trong tình hình mới, vai trò của cộng đồng NVNONN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng cần được coi trọng.Yêu cầu có tầm quan trọng chiến lược này đặt ra những nhiệm vụ mới, toàn diện hơn cho công tác về NVNONN trong thời gian tới.
Việc nhìn lại chặng đường 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để chúng ta tổng kết, đánh giá toàn diện, sâu sắc thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối với NVNONN trong tình hình mới.
Tiếp tục phiên làm việc của Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”, chiều 30/10, các đại biểu đã thảo luận về “Vai trò của chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, định hướng phát triển của TP. Hồ Chí Minh”.
Sáng 30/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phát triển kinh tế Việt Nam” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.