09/08/2018 09:48:00 AM
Xuất khẩu nông sản vào EU và Nhật Bản: Bỏ tư duy “bắt cá nhỏ”

Doanh nghiệp cần hiểu rõ cơ cấu, các kênh phân phối, phân tích phân khúc thị trường phù hợp và nhu cầu thực tế thị trường nhập khẩu.

Làm sạch thanh long trước khi xuất khẩu. 

Doanh nghiệp quen “bắt cá nhỏ”

Khi trả lời câu hỏi tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không quá mặn mà đối với việc xuất khẩu sang thị trường EU? Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chuyên gia Tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan cho rằng, trong số muôn vàn những rào cản từ mặt pháp lý đến rào cản về thị trường vẫn còn rào cản rất lớn về tâm lý.

“Mọi người đều suy nghĩ rằng, xuất khẩu sang EU với khoảng cách quá xa về địa lý cũng như sự khác biệt về văn hóa nên chi phí cho việc tiếp cận thị trường cao khiến cho lợi nhuận về lâu dài của doanh nghiệp sẽ thấp”, ông Sơn nhận xét và cho rằng, chừng nào các chủ doanh nghiệp có được những nghiên cứu cụ thể, phân tích được đâu là những chi phí, đâu là những rủi ro để “cân-đo-đong-đếm” hiệu quả, khi đó bài toán xuất khẩu mới được giải nhanh hơn.

Theo ông Sơn, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn chú trọng nhiều hơn đến những thương vụ, đối tượng khách hàng cụ thể và trước mắt, hoàn toàn thiếu một bức tranh toàn cảnh về tiềm năng thị trường. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp khó xác định được mức ngân sách, hoặc những nguồn lực khác như con người, thời gian để dành cho quá trình xúc tiến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt ngoài việc không có đầy đủ thông tin của thị trường, còn thiếu sự tuân thủ về minh bạch và truy xuất nguồn gốc. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều chi phí để có thể áp dụng, tuân thủ một cách có hệ thống và bài bản các quy chuẩn trong toàn bộ hệ thống sản xuất hoặc trong chuỗi cung ứng mà bên nhập khẩu đưa ra.

“Câu chuyện phổ biến thời gian qua là nhiều doanh nghiệp đã tuân thủ được các quy trình xuất khẩu, trong năm nay sản phẩm đã có thể xuất khẩu được nhưng đến năm sau, khi phải đánh giá quy trình doanh nghiệp lại không tuân thủ được. Đây chính là rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Sơn lo ngại.

Do đó, để giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy được lợi thế xuất khẩu bền vững, ông Sơn cho rằng các doanh ngiệp cần chỉ rõ được xuất khẩu sản phẩm nào là chủ lực, xuất khẩu sang thị trường nào, có phù hợp với các thế mạnh và lợi thế của doanh nghiệp hay không… trên cơ sở đó chọn cách định vị và cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần hiểu được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có chứng chỉ chất lượng, từ đó đưa ra định vị phù hợp với những sản phẩm mang tính ngôi sao, phục vụ cho các phân khúc khách hàng phù hợp.

Cần sự năng động từ nhiều phía

Với đặc trưng đa phần là các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa, để có thể tiếp cận và triển khai những hợp đồng lớn, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt đã phải hợp tác nhau lại, chọn một doanh nghiệp năng động và mạnh về thị trường đứng làm đầu chuỗi để có thể dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nhà nhập khẩu.

Cho rằng đây là những nỗ lực mang tính đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống của thị trường, ông Sơn đánh giá cao hơn vai trò hỗ trợ, can thiệp và xúc tiến của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ. Trong đó, điểm doanh nghiệp cần hỗ trợ nhất chính là thu hẹp khoảng cách giữa năng lực hiện tại với nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra hướng hỗ trợ sát sườn và thiết thực.

Bên cạnh đó, các ông chủ doanh nghiệp là những người chèo lái con thuyền kinh doanh nói chung và con thuyền xuất khẩu nói riêng. Đây chính là lực lượng nòng cốt nên năng lực của chủ doanh nghiệp chiếm một vai trò hết sức quan trọng, đó chính là thông tin và khả năng phân quyền, tổ chức lực lượng của mình, phân bổ nguồn lực như thế nào cho câu chuyện xuất khẩu.

“Doanh nghiệp cần lập kế hoạch xuất khẩu và đưa ra được các hành động triển khai, sau đó rà soát và điều chỉnh kế hoạch cho những kỳ tiếp theo. Chu trình này nên được thực hiện liên tục và lặp đi lặp lại để đảm bảo các hoạt động, các định hướng của mỗi doanh nghiệp luôn theo kịp với sự năng động của thị trường cũng như bắt kịp các yêu cầu mới của khách hàng. Có như vậy, hoạt động kinh doanh nói chung, xuất khẩu nói riêng mới bền vững”, ông Sơn lưu ý.

Gợi ý kinh nghiệm tiếp cận và phát triển thị trường Nhật Bản, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), ông Lê An Hải nhấn mạnh, Nhật Bản là thị trường yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu biết các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn  thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản, điều này sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng,hạn chế bị trả lại hàng, rút ngắn thời gian kiểm dịch.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt cần có sự kết nối giữa các doanh nghiệp logistics chuyên nhập khẩu và phân phối hàng hóa của Nhật Bản thông qua các đơn vị đầu mối. Hằng năm, các đơn vị đầu mối đều tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, mời các nhà cung cấp, xuất khẩu đến để trao đổi về xu hướng tiêu dùng, nhu cầu sản phẩm nhập khẩu cũng như khuyến cáo cho các doanh nghiệp làm thế nào để xây dựng sản phẩm và xuất khẩu được vào thị trường Nhật Bản./.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang