28/02/2018 09:12:00 AM
Việt Nam tăng điểm trong Chỉ số Sở hữu Trí tuệ Quốc tế của Hoa Kỳ

Ngày 27/2, Trung tâm Chính sách Đổi mới Toàn cầu (GIPC) thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết đã công bố Chỉ số Sở hữu Trí tuệ (IP) Quốc tế hàng năm lần thứ 6, phân tích tình hình sở hữu trí tuệ ở 50 nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam.

 Nghi thức thả bóng bay xanh trắng cổ vũ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Báo cáo xếp hạng các nền kinh tế dựa trên 40 chỉ số riêng biệt để đánh giá hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển sáng tạo liên quan đến bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền và bảo hộ bí mật thương mại.

Theo đó, tổng điểm của Việt Nam tăng từ 30% trên tổng điểm có thể đạt được (10,34 trên thang điểm 35) trong ấn bản lần thứ 5 lên 33% (13,19 trên thang điểm 40) trong ấn bản lần thứ 6. Sự tăng điểm này phản ánh Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 cũng như những kết quả tích cực đạt được thông qua các chỉ số mới.

Ông Patrick Kilbride, Phó Chủ tịch GIPC cho biết "Việt Nam đã có một số bước đi tích cực hướng tới tăng cường khung sở hữu trí tuệ nhằm cạnh tranh bình đẳng hơn với các nước Đông Nam Á, thể hiện bằng sự tăng điểm trên Chỉ số Sở hữu Trí tuệ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ năm 2018”.

Theo ông Patrick Kilbride, với việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam có thể tận dụng đà tăng trưởng tích cực này để trở thành nước dẫn đầu trong khu vực, kích thích các nguồn lực trong nước đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu".

Trong khi đó, ông David Hirschmann, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GIPC cho biết, kết quả của Chỉ số năm nay thể hiện cam kết toàn cầu ngày càng tăng đối với quá trình đổi mới và sáng tạo chi phối bởi sở hữu trí tuệ. Đa số các quốc gia đã từng bước tăng cường hệ thống sở hữu trí tuệ và xây dựng môi trường khuyến khích các nhà sáng tạo đưa ý tưởng ra thị trường.

“Trong khi một nhóm các nước đứng đầu lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ luôn đạt thứ hạng cao thì khoảng cách dẫn đầu đã dần thu hẹp trong cuộc đua toàn cầu về sở hữu trí tuệ”, ông David Hirschmann nói.

Lãnh đạo GIPC cũng hy vọng các chính phủ sẽ sử dụng Chỉ số này như một kế hoạch chi tiết để cải thiện hệ sinh thái sở hữu trí tuệ, nền kinh tế tri thức và tăng tính cạnh tranh.

Chỉ số cho thấy phần lớn các nền kinh tế được lấy làm chuẩn đang xây dựng nền tảng chính sách sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn. Ví dụ như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều có các chương trình dài hạn nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ./.

(Theo Trung Hiền/TTXVN)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang