17/01/2018 09:57:00 AM
Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đứng thứ 5 tại khu vực châu Á

Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), trong năm 2017, tỷ lệ ứng dụng IPv6 (địa chỉ Internet thế hệ mới) tăng trưởng 200% so với cùng kỳ 2016. Tính tới tháng 12, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10% trên tổng số địa chỉ Internet ở Việt Nam, đứng thứ 3 khu vực ASEAN, thứ 5 khu vực châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan) với khoảng 4 triệu người dùng.

 Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh, năm 2017 là năm khởi sắc của IPv6. 

Thông tin trên được đại diện VNNIC đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác năm 2018 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia diễn ra sáng 16/1 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải (Trưởng ban công tác), năm 2017 là thời gian khởi sắc của IPv6. Điều này phản ánh thực tế việc tận dụng, sử dụng IPv4 và nhận thấy có nhiều vấn đề. Hiện, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển sang IPv6 và đây là thực tế phù hợp xu hướng phát triển của thế giới.

Đại diện VNNIC cho hay, thời gian qua hạ tầng IPv6 hoạt động ổn định. Tất cả các doanh nghiệp lớn đã kết nối với nhau qua IPv6 và mở rộng các kết nối IPv6 quốc tế. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 tăng trưởng tốt nhờ triển khai dịch vụ của ba doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, VNPT và FPT Online cũng như sự ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX).

Tính tới đầu tháng 12/2017, đã có 4.000 website dưới tên miền “.vn” hoạt động với IPv6 (năm 2016 là 100 website; có 27 website của cơ quan nhà nước (trong đó có 19 website dưới tên miền “gov.vn”) đã hoạt động với IPv6…

Mặc dù kết quả triển khai IPv6 của Việt Nam đứng thứ 5 châu Á, nhưng theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải thì vẫn còn thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu (tính đến tháng 12/2017, mức độ ứng dụng IPv6 chung trên Internet toàn cầu đạt khoảng 23% lưu lượng IPv6).

Bên cạnh đó, việc triển khai IPv6 ở khu vực cơ quan đảng còn thấp; mức độ cung cấp IPv6 của doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt chưa triển khai IPV6 trên dịch vụ 4G LTE. Đây là sự khác biệt với quốc tế khi IPv6 được coi là mặc định trong cung cấp dịch vụ 4G như các mạng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Do đó, trong năm 2018, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia sẽ tăng cường đốc thúc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hành động quốc gia về IPv6; triển khai trong ứng dụng công nghệ của khối cơ quan Đảng, Nhà nước; tăng cường ứng dụng, phần mềm, dịch vụ nội dung số trên nền tảng IPv6; triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE…/.

YÊN THỦY (VIETNAM+)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang