10/06/2022 09:43:00 AM
TP.HCM: Tiêm vaccine mũi 4 nhằm hạn chế tình trạng chuyển nặng

Theo Phó Giám đốc HCDC Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng mũi nhắc lại là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang bước vào giai đoạn bình thường.

 Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân. Ảnh: Nam Sương/TTXVN

Tại họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề về kinh tế-xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/6, các cơ quan chức năng đã thông tin về tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, thành phố đang tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ nhất, mũi nhắc lại cho người trên 18 tuổi và tiếp tục tiêm chủng cho những người chưa tiêm từ 12-17 tuổi, từ 5-11 tuổi.

Theo số liệu thống kê đến ngày 9/6, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại lần thứ nhất (mũi 3) chưa cao, đạt khoảng 63,87%; mũi 4 mới triển khai tiêm, tiến độ khá chậm. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi đạt gần 90%, trẻ 5-11 tuổi mũi 1 đạt khoảng 33%, mũi 2 đang tiêm.

Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng mũi nhắc lại là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang bước vào giai đoạn bình thường, từng bước khôi phục lại các hoạt động xã hội, sản xuất.

Do đó, việc này sẽ giúp tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ bởi những liều tiêm cơ bản trước đây sau một thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần. Theo đó, việc tiêm liều nhắc lại đúng lịch giúp tăng cường khả năng bảo vệ, hạn chế tình trạng chuyển nặng với từng cá nhân.

Đưa ra thực tế ở một số đất nước trên thế giới sau khi dịch đã được kiểm soát nhưng sau đó vẫn có thể bùng phát trở lại, bà Lê Hồng Nga cho rằng, việc tiêm nhắc đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19.

Theo một khảo sát với hơn 2.000 người không tiêm đủ vaccine mũi nhắc lại, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều nguyên nhân, trong đó có 15% số người dân không biết nơi tiêm; 12% không đồng ý tiêm; 11% sợ phản ứng; 10% bận việc hoặc không có thời gian đi tiêm...

Sau đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận huyện, Phòng Y tế lập kế hoạch tiêm chủng, công khai thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận. Việc tổ chức tiêm chủng luôn thực hiện đúng quy trình an toàn tiêm chủng của Bộ Y tế từ khâu đảm bảo vaccine, khám chỉ định và theo dõi sau tiêm.

Lịch tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cụ thể: Liều nhắc lại lần 1 (mũi 3), ít nhất 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản; liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lần 1 (mũi 3); đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3, trì hoãn tiêm chủng 3 tháng kể từ ngày mắc COVID-19./.

Thu Hương / TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc Kỳ họp thứ 5
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Cộng hòa Séc mong muốn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực
Slovenia thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam
Việt Nam, Nhật Bản phối hợp chặt chẽ thúc đẩy hợp tác ODA
Nội dung ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang