24/04/2019 03:42:00 PM
Thủ tướng làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chiều 24/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Đây là hội nghị diễn ra thường niên nhằm đánh giá kết quả phối hợp công tác năm qua và bàn phương hướng thời gian tới.

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng đề nghị đổi mới cách thức họp, để làm sao hiệu quả, thiết thực hơn nữa, không nêu lại các thông tin đã nói đến nhiều như tình hình kinh tế - xã hội năm 2018.

Người đứng đầu Chính phủ mong muốn các đại biểu đi thẳng vào một số vấn đề như tình hình nhân dân đối với Chính phủ và MTTQ như thế nào để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Thủ tướng cũng bày tỏ quan tâm đến vấn đề đại đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội trong bối cảnh có sự tác động của nhiều yếu tố như mạng xã hội, các thế lực phản động… “Điều mà chúng ta tự hỏi là người dân đang cần 2 cơ quan của chúng ta là gì?”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận về công tác dân vận, công tác cán bộ của MTTQ và của chính quyền các cấp khi “chúng ta thấy cần tiếp tục nâng cao kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay như thế nào”. Thủ tướng mong muốn MTTQ, chính quyền các cấp đối thoại ngay với người dân tại địa phương, nhất là những vụ việc kéo dài, đông người, không để đốm lửa nhỏ có thể trở thành đám cháy lớn.

Vấn đề nữa Thủ tướng đặt ra là vấn đề gần dân, lắng nghe, giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân. Vai trò của MTTQ, chính quyền các cấp trong việc củng cố niềm tin của nhân dân rất quan trọng. Một vấn đề lớn đặt ra là vấn đề nêu gương của cán bộ trong bộ máy chính quyền, trong hệ thống MTTQ, cần được thảo luận để từ hội nghị này lan tỏa đến hệ thống MTTQ, chính quyền các cấp.

Theo Thủ tướng, ngoài việc chống tham nhũng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì MTTQ cũng cần có tiếng nói đối với các vấn đề thời sự của đất nước như vấn đề thi cử, một số vấn đề đối với trẻ em, từ đuối nước đến vấn đề dâm ô trẻ em cũng như lên án các hành vi tiêu cực, lệch lạc trong xã hội hay vấn đề giữ gìn văn hóa trong hội nhập quốc tế, vấn đề xã hội hóa nguồn lực.

Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức gần 17.000 cuộc phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang triển khai 8 chương trình giám sát với sự tham gia của 15 tổ chức thanh viên MTTQ Việt Nam và 13 bộ, ban, ngành và Chính phủ.

(Theo baodientuchinhphu.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang