11/01/2018 09:12:00 AM
Thủ tướng đề nghị xây dựng quy chế vận hành liên hồ chứa trên dòng Lan Thương-Mekong

Ngày 10/1, tại Phnom Penh, Campuchia, dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong- Lan Thương (MLC) lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất một số nội dung hợp tác MLC trong 5 năm tới.

Các nhà Lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. Ảnh : VGP/Quang Hiếu 

Hội nghị MLC lần này có sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ, Lãnh đạo Cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Với chủ đề “Dòng sông hoà bình và phát triển bền vững của chúng ta”, Hội nghị đã rà soát tình hình triển khai hợp tác kể từ Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất (tháng 3/2016) và thảo luận các phương hướng hợp tác thời gian tới. Hội nghị đánh giá, sau 2 năm hoạt động, hợp tác Mekong-Lan Thương đã có những bước tiến quan trọng cả về xây dựng cơ chế hoạt động và triển khai dự án cụ thể. Một số kết quả chính đáng chú ý như: Hoàn thành nhiều dự án thu hoạch sớm, thành lập các trung tâm hợp tác về môi trường, nguồn nước và nghiên cứu Mekong; hình thành và vận hành Quỹ đặc biệt MLC.

Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực Mekong-Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng; nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN. Hợp tác MLC cũng cần phối hợp hài hoà với các chương trình/kế hoạch phát triển như Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc tế Phát triển bền vững và cũng như các sáng kiến liên kết khu vực.
Hội nghị MLC lần này có sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ, Lãnh đạo Cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Với chủ đề “Dòng sông hoà bình và phát triển bền vững của chúng ta”, Hội nghị đã rà soát tình hình triển khai hợp tác kể từ Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất (tháng 3/2016) và thảo luận các phương hướng hợp tác thời gian tới. Hội nghị đánh giá, sau 2 năm hoạt động, hợp tác Mekong-Lan Thương đã có những bước tiến quan trọng cả về xây dựng cơ chế hoạt động và triển khai dự án cụ thể. Một số kết quả chính đáng chú ý như: Hoàn thành nhiều dự án thu hoạch sớm, thành lập các trung tâm hợp tác về môi trường, nguồn nước và nghiên cứu Mekong; hình thành và vận hành Quỹ đặc biệt MLC.

Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực Mekong-Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng; nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN. Hợp tác MLC cũng cần phối hợp hài hoà với các chương trình/kế hoạch phát triển như Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc tế Phát triển bền vững và cũng như các sáng kiến liên kết khu vực.
Thứ nhất, chú trọng tăng cường hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, đưa hợp tác nguồn nước trở thành một trọng tâm hợp tác giữa 6 nước. Các ưu tiên trước mắt gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; tiến hành các nghiên cứu khoa học chung; và nghiên cứu xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Lan Thương-Mekong.

 Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 2. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thứ hai, phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện và kết nối để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn và đi lại của người dân.

Thứ ba, hỗ trợ các nước Mekong-Lan Thương tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở: (i) Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hoá tại các nước thành viên; (ii) phát triển lực lượng doanh nghiệp và đào tạo lao động có chất lượng; thu hút nguồn lực hướng vào phát triển hạ tầng và tạo điều kiện cho các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người dân; (iii) tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.

Các đề xuất và đóng góp của đoàn Việt Nam được các nước thành viên đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo đã dự họp báo chung thông báo kết quả Hội nghị; tham quan Triển lãm ảnh thành tựu Mekong-Lan Thương.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Campuchia đã chính thức chuyển giao vai trò đồng chủ trì hợp tác MLC cho Thủ tướng CHDCND Lào.

Đức Tuân/ baodientuchinhphu.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang