19/04/2023 11:09:00 AM
Thủ tướng: Cần chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc cải cách hành chính của đất nước, của bộ, ngành mình.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 19/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo), Ban Chỉ đạo tổ chức phiên họp thứ tư để đánh giá tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp; công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022) và Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 (PAR INDEX 2022).

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ và điểm cầu 63 địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Cải cách hành chính là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai. Chúng ta xác định, đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển.

Thời gian qua, với sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo, công tác cải cách hành chính đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ trên cả 6 nội dung gồm: công tác xây dựng pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Công tác cải cách hành chính đã đạt được những bước tiến quan trọng, khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều “điểm nghẽn, nút thắt,” nhiều vướng mắc, tồn tại, hạn chế, gây cản trở cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân; tác động không tốt trong việc huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển.

Thủ tướng cho biết, Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp và công bố kết quả Chỉ số SIPAS 2022, PAR INDEX 2022.

Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp và đề ra giải pháp khắc phục, khơi thông những điểm nghẽn, ách tắc trong tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, đánh giá khái quát kết quả cải cách hành chính nói chung và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thúc đẩy công tác này trong thời gian tới; đặc biệt là giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc cải cách hành chính của đất nước, của bộ, ngành mình. Từ đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp nói riêng với cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, bám sát phương châm hành động của Chính phủ "Đoàn kết kỷ cương; bản lĩnh linh hoạt; chủ động sáng tạo; kịp thời hiệu quả."./.

Phạm Tiếp / TTXVN/Vietnam

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Việt Nam hiểu rõ và cam kết rất cao để hướng tới thành công trong các chương trình nghị sự IPU
Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương sắp thăm chính thức Việt Nam
Ngoại giao kinh tế góp phần thắt chặt quan hệ Việt Nam-Cuba
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Việt Nam và Tonga thiết lập quan hệ ngoại giao
Đại biểu IPU đánh giá cao Chủ nhà Việt Nam tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023: Tôn vinh tài năng – Khơi nguồn sáng tạo
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang