14/05/2019 02:33:00 PM
Sau 2 năm nhậm chức, Tổng thống Moon Jae-in đang ở 'vùng đất lạ'

Kết thúc năm đầu tiên nhận nhiệm sở, Tổng thống Moon đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim Jong-un và ký kết Tuyên bố Panmunjom, đây dường như là bước ngoặt lớn trong quan hệ liên Triều.

 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Hội nghị thượng đỉnh lần ba ở Bình Nhưỡng ngày 18/9/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trang mạng nknews.org, sau 2 năm trong nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài 5 năm, ông Moon Jae-in đang ở “vùng đất lạ”.

Trong một năm rưỡi đầu tiên nắm quyền, ông nhận được tỷ lệ tín nhiệm cao. Giờ đây, khi các vấn đề kinh tế trở nên nổi cộm trong nước và tiến triển với Triều Tiên chững lại, tỷ lệ tín nhiệm của ông giảm dưới mức 50%.

Trên trường quốc tế, ông Moon Jae-in là tổng thống Hàn Quốc duy nhất được tiếp xúc nhiều lần với một nhà lãnh đạo Triều Tiên. Mặc dù các cuộc gặp gỡ này ban đầu dường như cho thấy những hứa hẹn về thay đổi thực chất và cơ hội mới cho quan hệ liên Triều, nhưng giờ đây gần như không có gì thay đổi trong bối cảnh Bình Nhưỡng thiếu vắng sự quan tâm tới việc giải trừ hạt nhân.

Kết thúc năm đầu tiên nhận nhiệm sở, Tổng thống Moon đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim Jong-un và ký kết Tuyên bố Panmunjom. Đây dường như là bước ngoặt lớn trong quan hệ liên Triều.

Cuộc gặp thứ 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên diễn ra bất ngờ và đã tìm cách lấp đầy khoảng trống giữa Mỹ và Triều Tiên nhằm đảm bảo rằng một hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra.

Cuộc gặp vào tháng 5/2018 giúp đảm bảo rằng hội nghị thượng đỉnh tại Singapore được tổ chức. Tuy nhiên, sau đó, hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 năm 2018 không thể xóa bỏ những khác biệt giữa ý tưởng và thực tế liên quan đến việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên.

Nhiều công việc đã được tiến hành để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác theo cách rõ rệt tại hội nghị ở Bình Nhưỡng, điều thể hiện mong muốn của Seoul nhằm thúc đẩy các dự án chung.

Tuy vậy, rõ ràng ông Moon đã không thể thuyết phục ông Kim Jong-un tiến hành các bước đi hướng tới giải trừ hạt nhân như một cách thể hiện thiện chí sau hội nghị tại Singapore.

Sự lập lờ liên tục của Bình Nhưỡng về định nghĩa, quy mô và thời điểm giải trừ hạt nhân kéo dài từ hội nghị thượng đỉnh tại Singapore sang hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, cho thấy rõ quan điểm của Bình Nhưỡng về giải trừ hạt nhân.

Trong thời gian giữa 2 hội nghị, Bình Nhưỡng gần như không thực hiện hành động cụ thể nào và các dự án liên Triều được đề xuất đã bị tạm hoãn. Lòng tin vào các ý định mà ông Kim Jong-un tuyên bố vốn dẫn tới chính sách tại Seoul dường như đã được đặt sai chỗ. Sau hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2, hầu như không ai tin rằng Triều Tiên đang thực sự theo đuổi việc giải trừ hạt nhân.

Chương trình nghị sự của Washington không hẳn tương đồng với các mong muốn của Seoul như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo một cách thẳng thắn gần đây. Giờ đây, trong bối cảnh khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3 đang được thảo luận, Tổng thống Moon ngày một bị gạt ra ngoài lề trong tiến trình mà ông từng giúp tạo điều kiện.

Chỉ một năm sau Tuyên bố Panmunjom, các kế hoạch hiện nay của Seoul nhằm phát triển quan hệ liên Triều đã bị Bình Nhưỡng coi là “cuộc thảo luận rỗng tuếch". Điều này cho thấy họ đang nhằm mục tiêu đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump thông qua đối thoại trực tiếp...

Trong năm qua, Tổng thống Moon đã chuyển từ vai trò nhà trung gian sang “người thứ 3”, trong lúc Triều Tiên giờ đây cảm thấy họ có thể đi vòng qua Hàn Quốc và trực tiếp đối phó với Mỹ.

Trong lúc Tổng thống Moon tới gần thời điểm giữa nhiệm kỳ, rõ ràng rằng thời kỳ trăng mật trong nhiệm kỳ của ông đã kết thúc. Bất chấp sự hòa hoãn với Triều Tiên, các cuộc gặp với Kim Jong-un và việc đóng vai trò trung gian giữa Bình Nhưỡng và Washington, vị thế của ông đã bị suy giảm trong quan hệ liên Triều.

Hàn Quốc muốn tham gia nhiều hơn trong các dự án liên Triều nhưng họ phải chờ đợi, do các lệnh trừng phạt hiện nay với Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang ngày một nhận thấy ít lợi ích hơn khi làm việc với Seoul, khi họ có thể làm việc với nhà bảo trợ chính tại Bắc Kinh và tiếp tục thử tạo ra thỏa thuận với Washington.

Do các ưu tiên và mối quan hệ khác nhau của Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên đã phần nào chi phối các chương trình nghị sự mà Washington và Seoul theo đuổi, ngày càng có vẻ như sự tư lợi đang thay thế cho sự hợp tác liên minh.

Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần 3 đang được nhiều người đồn đoán. Nếu diễn ra, nó có thể dẫn tới cuộc “mặc cả lớn”. Đây có thể là kết quả tốt nhất cho tương lai chính trị của Tổng thống Moon.

Tháng 4/2020, các cử tri Hàn Quốc sẽ tham gia cuộc trưng cầu ý dân về phương thức lãnh đạo của Tổng thống Moon, khi họ tham gia cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức 4 năm một lần. Nếu không có bước đột phá lớn, ông Moon có thể gặp kết quả bất lợi./.

(Theo TTXVN)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang