14/09/2022 09:17:00 AM
Pháp hỗ trợ gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam

Dự án "Chia sẻ và Gìn giữ Di sản Việt Nam" nhận được nguồn tài trợ lên đến 14 tỷ đồng trong hai năm (2022-2024) từ chính phủ Pháp và sẽ được bổ sung thêm bởi các đối tác khác của Pháp.

 Du khách tham quan Lăng Tự Đức (Thừa Thiên-Huế).  Ảnh: Tường Vi/TTXVN

Chiều tối 13/9, tại Viện Pháp tại Huế, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Dự án "Chia sẻ và Gìn giữ Di sản Việt Nam" do Đại sứ quán Pháp khởi xướng và được Bộ Ngoại giao Pháp hỗ trợ; đồng thời thông tin về các hợp phần của Dự án được thực hiện tại Thừa Thiên-Huế.

Bà Frédérique Horn, Tùy viên Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dự án "Chia sẻ và Gìn giữ Di sản Việt Nam" tập trung vào ba lĩnh vực chính, gồm: tập huấn về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công tác trong ngành bảo tàng của Việt Nam; phát triển các chương trình đào tạo về "ngành nghề bảo tàng" tại các trường đại học ở Việt Nam; hỗ trợ xây dựng, thiết kế các dự án thí điểm trong bảo tồn di sản tại ba miền của Việt Nam gồm cải tạo Trung tâm du khách của Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), hỗ trợ cho Trung tâm Truyền thông và Giáo dục môi trường của Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm (Quảng Nam), thiết kế và thực hiện những chiếc "Hộp kể chuyện" di sản cho các bảo tàng (Thành phố Hồ Chí Minh).

Dự án hướng đến mục tiêu cụ thể hóa các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức văn hóa Pháp và Việt Nam, nhằm phát huy, gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam.

Được điều phối bởi Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Dự án có sự tham gia của nhiều đối tác của Pháp và Việt Nam. Đó là các bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng khoa học về con người, bảo tàng lịch sử tự nhiên, trung tâm khoa học và kỹ thuật, khu bảo tồn thiên nhiên, trường đại học và chính quyền các cấp.

Dự án nhận được nguồn tài trợ lên đến 14 tỷ đồng trong hai năm (2022-2024) từ chính phủ Pháp và sẽ được bổ sung thêm bởi các đối tác khác của Pháp.

Tại Thừa Thiên-Huế, dự án sẽ tổ chức ba khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ bảo tàng trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực như đón tiếp công chúng; truyền đạt nội dung và truyền thông; bảo tàng và phát triển bền vững; quản lý và bảo quản bộ sưu tập.

Đồng thời, dự án cũng tổ chức các khóa học trực tuyến vào giữa năm 2023 nhằm củng cố các kiến thức của những khóa tập huấn trên và sẽ được chia sẻ rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công tác tại các bảo tàng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, sẽ có ba cán bộ đang công tác tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao thành phố Huế được mời tham gia chương trình tham quan thực địa trong vòng một tuần tại Pháp. Chương trình dự kiến tổ chức vào tháng 6/2023, để trao đổi chuyên môn với các bảo tàng lớn của Pháp./.

Tường Vi / TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương sắp thăm chính thức Việt Nam
Bang Oregon, Hoa Kỳ sẽ sớm thành lập trung tâm văn hóa của người Việt
Quan hệ Việt Nam-Đan Mạch ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả
Ngoại giao kinh tế góp phần thắt chặt quan hệ Việt Nam-Cuba
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023: Tôn vinh tài năng – Khơi nguồn sáng tạo
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang