09/02/2021 11:46:00 AM
Phấn đấu xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt 60-62 tỷ USD năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đến năm 2030 đạt khoảng 60-62 tỷ USD, trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỷ USD.

 Quy trình sản xuất tại một cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.

Đề án đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỷ USD vào năm 2030.

Mục tiêu chung của Đề án đến năm 2030 là thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông-lâm-thủy sản, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng nông-lâm-thủy sản, thực phẩm toàn cầu; nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông-lâm-thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu; tiếp tục định vị, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỷ USD; trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3-4 tỷ USD, mặt hàng nông-lâm-thủy sản khác đạt khoảng 2 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm; khoảng 40% sản phẩm nông-lâm-thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông-lâm-thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.

Theo đó, giải pháp chung để hoàn thành mục tiêu trên là rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách xuất khẩu nông-lâm-thủy sản; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông-lâm-thủy sản.

Trong đó, Đề án sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu nông-lâm-thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông-lâm-thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến nông-lâm-thủy sản đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường; hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông-lâm-thủy sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, Đề án cũng hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm; quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.../.

(TTXVN/Vietnam+)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Ngày hội Văn hoá quốc tế năm 2023: Khám phá không gian đa văn hóa tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt
Điểm lại 7 Danh nhân của Việt Nam được UNESCO vinh danh
Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch: Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở châu Á-TBD
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản
Trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận giữa Việt Nam-Trung Quốc
Chuyến thăm của Thủ tướng: Cột mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang