26/05/2017 04:00:00 PM
Những bài học “xương máu” về quy hoạch

Thời gian qua, đã có nhiều bài học "xương máu" về quy hoạch, như chồng lấn, không phù hợp với quy luật cung - cầu của thị trường...

 Ông Vũ Quang Các - Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trao đổi với báo chí mới đây, ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhiều bản quy hoạch lập xong không có giá trị thực tế, thậm chí là kéo lùi sự phát triển.

Ông Vũ Quang Các chỉ ra một số trường hợp tiêu biểu như quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo (đã được bãi bỏ), quy hoạch sản xuất rượu và làng nghề sản xuất rượu địa phương, quy hoạch sản xuất thuốc lá và mạng lưới buôn bán thuốc lá. Thậm chí còn quy hoạch cả cá tra, cá rô phi, quy hoạch trồng hồ tiêu, trồng cà phê tầm nhìn 2030...
Theo đánh giá của ông Các, như thế là sai lầm, vì chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nguồn lực không chỉ của Nhà nước mà còn nằm trong túi của xã hội, của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

"Người ta cũng quên mất vai trò của thị trường. Thị trường cần bao nhiêu sản phẩm thì khi đó cung - cầu quyết định chứ không phải do "ông" kế hoạch đề ra," Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch nêu quan điểm.

Ông Vũ Quang Các cho biết, một trong những mục tiêu chính của dự luật quy hoạch là giải quyết những tồn tại, lãng phí, chồng chéo, mâu thuẫn… trong lĩnh vực quy hoạch hiện nay.

Bài học xương máu do quy hoạch chồng lấn

Ông Vũ Quang Các nêu trường hợp cụ thể ở Bình Thuận. Đó là việc ông Michael McKenzie (Mỹ) được cấp phép năm xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork. Nhưng khu đất được giao cho nhà đầu tư này lại nằm trong phần quy hoạch khai thác khoáng sản mà tỉnh Bình Thuận đã giao cho chủ đầu tư khác.

Không triển khai được dự án, công ty này đã kiện chính phủ Việt Nam và đòi bồi thường 3,7 tỉ USD trong khi họ mới bỏ ra 200.000 USD. Lý lẽ của họ là khai thác khoáng sản như thế sẽ làm hỏng mất khu du lịch, mất lợi nhuận tiềm năng của họ là 4 tỉ USD nên bắt Việt Nam phải đền bù số tiền đó. Dù Việt Nam đã thắng kiện, song đó là bài học xương máu cho những quy hoạch chồng lấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch lưu ý.

Kẽ hở tạo cơ chế xin - cho

Ông Vũ Quang Các cho rằng, Luật quy hoạch sẽ triệt tiêu cơ chế xin - cho liên quan đến quy hoạch và chạy dự án vào quy hoạch. Bởi hiện nay, các ngành đều được giao làm quy hoạch ngành và sau đó ở một số ngành xuất hiện việc ngành phối hợp với doanh nghiệp lớn trong ngành đó lập quy hoạch.

Đây chính là kẽ hở để ngành đó và doanh nghiệp đó "cài cắm" các điều khoản quy định có lợi cho mình vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch. Hệ quả dẫn đến tình trạng dự án "vào - ra" quy hoạch một cách thiếu căn cứ hay tình trạng xin - cho dự án đầu tư tùy tiện.

Ngược quy luật cung – cầu

Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2020 thì tổng diện tích trồng cà phê cả nước đạt 500.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2015 thì tổng diện tích trồng cà phê của cả nước đã đạt 670.000 ha.

Trước thực trang quy hoạch bị phá vỡ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, trong đó đã thay đổi mục tiêu diện tích trồng cà phê đến năm 2020 từ 500.000 ha (theo quy hoạch) lên 600.000 ha.

Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020, cả nước sẽ có 800.000 ha cao su nhưng tính đến giữa năm 2014, tổng diện tích cao su cả nước đạt 955.600 ha, vượt hơn 155.600 ha so với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ ký năm 2009.

Theo số liệu báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong thời gian từ 2009 - 2013 diện tích cao su phát triển nhanh nhất, diện tích cao su vượt so quy hoạch chủ yếu tập trung tại Đông Nam bộ là vùng sản xuất cao su truyền thống của nước ta, có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho phát triển cao su. Đồng thời có 9 tỉnh chưa nằm trong quy hoạch, bao gồm Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Long An, nhưng vẫn có trên 13.000 ha cao su

Nguyên nhân của việc tăng trưởng "nóng" của một số cây trồng nêu trên là do sự tăng giá nông sản đã kích thích người dân trồng ồ ạt, khi giá rớt người dân lại tự ý chặt bỏ để chuyển qua trồng các loại cây trồng khác.

Ngoài ra, thông tin về nhu cầu của thị trường nhập khẩu của Việt Nam còn thiếu và chưa chủ động. Mặt khác là do tính cứng nhắc của quy hoạch, trong khi việc lựa chọn sản phẩm nào cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của thị trường và từng thời điểm, giai đoạn, không thể ép buộc người nông dân phải trồng loại cây trồng đúng theo quy hoạch./.

Trần Ngọc/VOV.VN

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang