18/12/2018 03:16:00 PM
Nestlé gắn kết với nông dân xây dựng thương hiệu cà phê Việt

Người nông dân trực tiếp sản xuất ra cà phê có vai trò rất quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt, để từ đó cùng doanh nghiệp, nhà quản lý nâng cao giá trị gia tăng cho hạt cà phê và góp phần xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam.

 NESCAFÉ Plan giúp người trồng cà phê thay đổi nhận thức, để người nông dân không chỉ biết sản xuất, mà còn phải là một nhà kinh doanh. Ảnh: VGP/Thái Hằng

Xuất phát từ nhận thức đó, Tập đoàn Nestlé, một doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về thực phẩm, đồ uống, trong đó phát triển mạnh nhất là các đồ uống cà phê với mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu, đã tìm xuất phát điểm để tạo giá trị cho hạt cà phê của Việt Nam từ những người nông dân và mục tiêu là nâng cao chất lượng hạt cà phê, đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.

Tuân thủ theo mục tiêu nói trên, trong hành trình hơn 20 năm qua ở Việt Nam, Tập đoàn Nestlé nói chung và Nestlé Việt Nam nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển ngành cà phê nhằm góp phần đưa thương hiệu cà phê Việt vươn ra thị trường toàn cầu, trong đó luôn đặt vai trò của người nông dân - những người trực tiếp tạo ra nguyên liệu cho ngành cà phê Việt Nam ở vị trí số một.

Trước tiên, phải kể đến một dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Nestlé nói riêng, mà còn của ngành cà phê Việt Nam nói chung, đó là dự án NESCAFÉ Plan, bắt đầu thực hiện từ 2010. Thông điệp trong suốt 8 năm qua mà Nestlé Việt Nam muốn đem tới ở dự án NESCAFÉ Plan là cam kết góp phần tích cực vào phát triển ngành cà phê Việt Nam, nâng cao giá trị hạt cà phê Việt, từ đó xây dựng được thương hiệu cà phê Việt trên thị trường toàn cầu để xứng đáng với vị trí nước có sản lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới.

Luôn xem việc đồng hành với nông dân sản xuất cà phê là mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình, NESCAFÉ Plan đã giúp nông dân nâng cao năng suất, đồng thời hướng đến phát triển bền vững bằng cách cung cấp các giống cây cà phê kháng bệnh cho năng suất cao và tập huấn kỹ thuật cho người trồng cà phê.

Nestlé Việt Nam đã xây dựng nguồn lực tại chỗ cho hơn 270 trưởng nhóm nông dân tại 4 tỉnh Tây Nguyên. Các trưởng nhóm này là hạt nhân trong việc nhân rộng chương trình phát triển cà phê bền vững trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C cho 500.000 nông dân trồng cà phê trên cả nước, từng bước giúp nông dân trồng cà phê hòa nhập vào các tiêu chuẩn sản xuất cà phê có chứng nhận của quốc tế. Đã có 20.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.

Bên cạnh việc tập huấn cho nông dân về canh tác bền vững và bảo đảm năng suất, Nestlé phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và hỗ trợ WASI nâng cấp phòng thí nghiệm, tài trợ các thiết bị nhân giống cấy mô, xây dựng khu vực thí nghiệm trồng cây cà phê kháng tuyến trùng và đặc biệt là tài trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ việc thay thế các cây cà phê già cỗi. Phân phối trên 27 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân. Góp phần cải tạo 34.000 diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động tái canh. Giảm 40% lượng nước tưới, 20% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng 30% thu nhập cho nông dân trồng cà phê…

Chia sẻ về lợi ích của dự án đã góp phần thay đổ cuộc sống của người nông dân tại Tây Nguyên, anh Lê Hồng Thành, trưởng nhóm nông dân tại Xã Nhân Cơ, huyện ĐăkR’lấp, tỉnh Đắk Nông cho biết, nhóm của anh gồm 48 hộ với diện tích hơn 121 ha đã cho sản lượng thu hoạch ước tính hơn 332 tấn nhân. Như vậy bình quân gần 7 tấn/ha là một sản lượng khá cao so với trước khi tham gia dự án là 4-5 tấn/ha.

Theo anh Thanh, ngoài hỗ trợ về khoa học kỹ thuật từ dự án, người nông dân còn nhận được sự hỗ trợ về đào tạo, tập huấn của khoa học kỹ thuật trong canh tác, lựa chọn giống; hỗ trợ về tài liệu sản xuất cà phê bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; cấp phát và hướng dẫn ghi chép nhật ký nông hộ; áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước thông qua sử dụng công cụ đơn giản như chai nhựa để đo độ ẩm đất, lon sữa bò để đo đạc lượng mưa.

Tiếp đến, một dự án không chỉ tạo thêm thu nhập cho lao động nữ tại nông thôn, mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc là nâng cao vai trò và đóng góp của phụ nữ nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, đó là chương trình “Chị NEST”, do Nestlé Việt Nam phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố thực hiện nhằm mục đích giúp phụ nữ nông thôn nâng cao kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, từng bước nâng cao thu nhập, làm chủ cuộc sống.

Tính đến nay, chương trình đã thu hút sự tham gia của 800 chị em tại 120 xã thuộc 6 tỉnh là Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên và Ninh Bình. Với thành công của chương trình, năm 2018, Nestlé Việt Nam tiếp tục mở rộng phạm vi chương trình đến 21 tỉnh, thành phố ở cả ba miền, dự kiến sẽ thu hút thêm 2.500 chị em tại 400 xã tham gia. Những người tham gia “Chị NEST” sẽ được trang bị thông tin cần thiết về dinh dưỡng, sức khỏe, về sản phẩm, sau đó sẽ trở thành đại diện của Nestlé mang những kiến thức này giới thiệu cho phụ nữ và hộ gia đình khác trong từng xã.

Cùng với chương trình NESCAFÉ Plan, qua hoạt động đào tạo và xây dựng “Nữ trưởng nhóm nông dân trồng cà phê” được triển khai tại Đắk Lắk, Lâm Đồng và Gia Lai trong nhiều năm qua, chương trình “Chị NEST” là một nỗ lực nữa của Nestlé Việt Nam nhằm đề cao vai trò người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.


Nestlé Việt Nam đã xây dựng nguồn lực tại chỗ cho hơn 270 trưởng nhóm nông dân tại 4 tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: VGP/Thái Hằng 

Mỗi nông dân trở thành một doanh nghiệp

Song song với các chương trình mang tính lâu dài như các khóa tập huấn về canh tác bền vững, nâng cao hiệu quả của cây cà phê… NESCAFÉ Plan còn mong muốn giúp người trồng cà phê thay đổi nhận thức, để họ không chỉ xem mình là một người sản xuất, mà còn phải là một nhà kinh doanh. Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực quản lý của người nông dân trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cà phê, góp phần tăng thu nhập.

Chính vì vậy, Tập đoàn đã phối hợp với Trung tâm Phát triển cộng đồng (CDC) tổ chức chương trình tập huấn “Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho nông dân sản xuất cà phê” tại 4 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai.

Điểm đặc biệt của chương trình đó là buổi tập huấn được thiết kế dành cho các cặp vợ chồng. Theo đó, mỗi nông hộ sẽ có 2 người tham gia để cùng chia sẻ và áp dụng những kiến thức được trang bị vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của gia đình. Nội dung tập huấn bao gồm cách phân tích thu nhập và chi phí của nông hộ, phân tích các biện pháp tài chính khi thiếu vốn và khi có dư vốn, phân tích các nguồn vốn vay.

Sau khóa học này, các nông hộ trồng cà phê có thể áp dụng ngay những kiến thức được trang bị vào công việc hằng ngày như lập kế hoạch kinh doanh, quản lý hiệu quả dòng tiền, xác định ưu và nhược điểm của từng nguồn vốn và cách tiếp cận để vay vốn ngân hàng…

Nhằm kết nối chặt chẽ hơn với người nông dân các chuyên gia của NESCAFÉ Plan cũng đã đưa vào áp dụng phần mềm FARMS để quản lý dữ liệu trực tiếp của mỗi trang trại nhằm hỗ trợ kịp thời cho từng nông hộ. Phần mềm cũng tạo cơ sở dữ liệu về các kinh nghiệm canh tác tốt nhất đối với mỗi nông hộ để các nông hộ khác có thể tìm hiểu và áp dụng trên nông trại cà phê của mình. Đồng thời qua phần mềm này cùng với những chương trình tập huấn cụ thể sẽ giúp người nông dân tự tính toán chi phí đầu vào, đầu ra trên mỗi ha của mình sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, mỗi một người nông dân sẽ trở thành một doanh nghiệp thu nhỏ.

Thanh Thủy/ baochinhphu.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang