17/07/2023 08:48:00 AM
Kinh tế Việt Nam: Hóa giải thách thức, đạt tăng trưởng phù hợp

Mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% được đánh giá là một thách thức rất lớn, trong bối cảnh kinh tế thế giới rủi ro hơn và nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm nghẽn.

 Mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% được đánh giá là một thách thức rất lớn. Nguồn: Vietnamnet

Để nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng năm 2023 ở mức mục tiêu 6,5%, trong bối cảnh quốc tế kém thuận lợi, theo phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng quý III phải đạt 7,4%, quý IV đạt 10,3%, tính chung sáu tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,9%.

Ở kịch bản thứ hai, với mục tiêu tăng trưởng thấp hơn - chỉ 6%, thì tăng trưởng quý III phải đạt 6,8%, quý IV đạt 9%, tính chung 6 tháng cuối năm là 8%.

Những mục tiêu này đều là những thách thức không nhỏ, đặc biệt khi mà nửa đầu năm, tăng trưởng của nền kinh tế chưa đạt kỳ vọng, chỉ 3,72%.

Nửa đầu năm 2023 mang đến hàng loạt thách thức “chưa từng có tiền lệ” từ cả bên trong và bên ngoài. Trước hàng loạt bài toán khó, kiên định với mục tiêu 6,5%, Chính phủ quyết liệt đưa ra hàng loạt giải pháp, ứng phó với tình hình đầy biến động nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách được điều hành tương đối thận trọng, nỗ lực giữ những cân đối lớn và tạo động lực đột phá để tăng trưởng. Những nỗ lực này giúp cho Việt Nam tránh được những cú sốc có thể ảnh hưởng đến các cán cân vĩ mô.

Bởi vậy, mức tăng trưởng nửa đầu năm tuy chỉ đạt 3,72% nhưng vẫn là một thành công, cao hơn mức trung bình của thế giới, trong bối cảnh khó khăn chung.

Trên thực tế, kết quả quan trọng hơn đối với nền kinh tế chính là kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, nợ công ở mức thấp, giá trị đồng tiền ổn định, nhiều dự án hạ tầng quan trọng được tháo gỡ, hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% được đánh giá là một thách thức rất lớn, trong bối cảnh kinh tế thế giới rủi ro hơn và nội tại kinh tế Việt Nam còn nhiều điểm nghẽn (thị trường đất đai, chứng khoán, bất động sản, xây dựng…) cần thời gian để tháo gỡ, đòi hỏi nỗ lực hơn nữa của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cùng sự đồng lòng, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp.

Từ bên ngoài, nhiều rủi ro tiềm ẩn và thách thức vẫn hiện hữu. Những rủi ro, thách thức này tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương (4/7) và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá dù tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, nhưng vẫn cần nhìn nhận rõ ba nhóm vấn đề lớn: tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra; tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường lao động, việc làm gặp nhiều khó khăn, cần nỗ lực hơn; tình hình kỷ luật kỷ cương có lúc chưa nghiêm, còn tình trạng cán bộ công chức viên chức sợ sai, né tránh trách nhiệm.

Việt Nam vẫn nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, kết hợp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực, hội nhập quốc tế. Với cách tiếp cận đó, nền kinh tế tránh được những cú sốc và đạt được mức tăng trưởng phù hợp.

Tin tưởng, với tâm thế ấy, bối cảnh khó khăn cũng chính là “sức ép tích cực” để Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong điều hành và cải cách,quyết tâm tạo động lực đột phá để tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đã đề ra.

An Sinh/ baoquocte.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Ngày hội Văn hoá quốc tế năm 2023: Khám phá không gian đa văn hóa tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt
Điểm lại 7 Danh nhân của Việt Nam được UNESCO vinh danh
Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch: Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở châu Á-TBD
Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Hội Hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang