08/06/2018 03:01:00 PM
Khai mạc Thượng đỉnh G7: "Nóng" cả bên trong lẫn bên ngoài hội nghị

G7 sẽ gây sức ép đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump về các mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp đặt đối với các sản phẩm thép và nhôm.

 Thủ tướng Canada (trái) và Tổng thống Pháp (phải) có cuộc gặp trước thềm G7. 

Hôm nay (8/6), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc tại tỉnh Quebec, Canada. Một bầu không khí căng thẳng đã bao trùm hội nghị ngay trước giờ khai mạc.

Hội nghị thượng đỉnh G7 hàng năm được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo, các Bộ trưởng và nhà làm chính sách của 7 nước cùng nhau tìm kiếm đồng thuận trong ứng phó với những thách thức chung toàn cầu, định hình xu hướng phát triển mới của thế giới và đạt được tiến bộ thực sự cho các mục tiêu đề ra.

Các vấn đề nóng vốn nằm trong sự quan tâm chung của G7 năm nay như đầu tư vào những lĩnh vực tăng trưởng có lợi; chuẩn bị cho việc làm trong tương lai; tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; cùng hành động trong các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dương, năng lượng sạch và xây dựng một thế giới hòa bình, an toàn hơn đã nhanh chóng bị lấn át, nhường chỗ cho một vấn đề sát sườn hơn, được G7 quan tâm hơn liên quan đến quyết định tăng thuế nhập khẩu của Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ gây sức ép đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump về các mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp đặt đối với các sản phẩm thép và nhôm của các đồng minh, song vẫn giữ thái độ mềm mỏng để thuyết phục ông Trump thay đổi suy nghĩ.

Tổng thống Pháp Macron nói: “Tôi nhắc lại với Tổng thống Mỹ Donald Trump điều mà chúng tôi đã giải thích, các biện pháp của Mỹ sẽ phản tác dụng, kể cả nền kinh tế của Mỹ. Đối với tôi, có một vấn đề mang tính nguyên tắc, đó là bạn không được tiến hành chiến tranh thương mại đối với các đồng minh. Tôi sẽ cùng với Thủ tướng Trudeau và các đối tác khác thuyết phục ông Trump và tìm cách đưa các vấn đề thương mại trở lại bình thường”.

Đánh giá về các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian qua, Tổng thống Pháp Macron còn gián tiếp nói rằng, “Chính sách nước Mỹ trên hết và có phần cứng rắn" của Tổng thống Mỹ sẽ không duy trì được lâu bởi không ai là tồn tại mãi mãi. Tổng thống Pháp còn nói, nếu Mỹ từ bỏ vai trò toàn cầu, 6 thành viên còn lại của G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh.

Tuyên bố của ông Macron đã phần nào phản ánh căng thẳng liên quan đến thương mại đang đe dọa, phủ bóng đen lên Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra trong hai ngày 8- 9/6 này. Giới phân tích không loại trừ khả năng, hội nghị G7 cũng sẽ không đưa ra được tuyên bố chung như Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G7 diễn ra một tuần trước cũng tại Canada.

Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G7, không khí cuộc họp cũng diễn ra rất căng thẳng giữa các nước thành viên G7. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin, đại diện Mỹ tham dự hội nghị đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ Bộ trưởng Tài chính của các nước G7 khác.

Dự kiến, tại Hội nghị Thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo G7 sẽ tiếp tục tranh luận trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về mức thuế mới nhằm vào các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ các nước đồng minh của Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Trump trước đó đã công bố mức áp thuế mới, 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu từ một số nước viện lý do an ninh quốc gia. Ngay sau thông báo, Canada và Mexico đã lần lượt tuyên bố áp thuế trả đũa Mỹ. Giới chuyên gia lo ngại động thái của Mỹ sẽ đẩy cao nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác.

Trước khi hội nghị diễn ra, hôm qua (7/6), hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài khu vực tổ chức sự kiện, kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 quan tâm hơn đến vấn đề của người dân. Những người biểu tình giơ cao các biểu ngữ kêu gọi sự chú ý của G7 tới các vấn đề biến đổi khí hậu, chấm dứt các cuộc chiến tranh trên thế giới, trong đó có cuộc chiến ở Syria./.

Hồng Nhung/VOV1

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang