29/01/2018 03:10:00 PM
Israel-Ba Lan đàm phán dự luật liên quan thảm họa diệt chủng Holocaust

Ngày 28/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã quyết định khởi động đàm phán song phương về cách diễn đạt nội dung dự luật mới của Ba Lan liên quan thảm họa diệt chủng Holocaust thời Đức Quốc xã, sau khi dự luật này được công bố làm bùng lên tranh cãi ngoại giao giữa hai nước.

Theo tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel đưa ra tối 28/1, Thủ tướng Benjamin Netanyahu và người đồng cấp Ba Lan Mateusz Morawiecki đã có cuộc điện đàm về vấn đề trên, trong đó hai bên nhất trí các nhóm làm việc của hai nước bắt đầu đối thoại ngay lập tức nhằm cố gắng đạt được nhất trí về dự luật này.

Cuộc đàm phán này được cho là có thể ngăn chặn khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước, sau khi Hạ viện Ba Lan thông qua dự luật đề xuất phạt tù bất cứ người nào cáo buộc nhà nước Ba Lan đồng lõa với các tội ác của Đức Quốc xã.

Dự luật cũng cấm gọi các trại tập trung của Đức Quốc xã là "trại tử thần Balan."

Phản ứng về động thái trên của Hạ viện Ba Lan, Israel đã triệu Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Israel Piotr Kozlowski tới trụ sở Bộ ngoại giao Israel để làm rõ vấn đề này.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Israel nhấn mạnh "đạo luật trên sẽ không giúp ích trong việc tiếp tục làm sáng tỏ sự thật lịch sử và có thể sẽ làm tổn hại quyền tự do nghiên cứu cũng như ngăn chặn việc thảo luận về những thông điệp lịch sử và di sản của Chiến tranh Thế giới thứ 2."

Tại cuộc họp nội các hàng tuần của Israel vào ngày 28/1, Thủ tướng Netanyahu đã hối thúc Ba Lan thay đổi dự luật trước khi thông qua lần cuối.

Để có hiệu lực, dự luật trên còn phải được thông qua tại Thượng viện trước khi Tổng thống ký phê chuẩn thành luật.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng ngày cam kết sẽ xem xét lại dự luật để đưa ra đánh giá cuối cùng sau khi quốc hội hoàn tất việc xem xét và phân tích kỹ lưỡng dự luật này.

Khoảng 6 triệu người Do thái bị Đức Quốc xã giết hại trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó nhiều người chết trong trại tập trung Auschwitz và các trại tập trung khác của Đức Quốc xã ở Ba Lan.

Các nhà lãnh đạo Ba Lan thường xuyên yêu cầu các chính trị gia cũng như truyền thông toàn cầu không gọi các trại này là "trại tử thần Ba Lan," được cho là ám chỉ chính quyền Ba Lan thời điểm đó phải chịu một phần trách nhiệm về các trại này./.

(theo TTXVN)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang