Sáng 27/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội đã diễn ra phiên Khai mạc Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Hội nghị do Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao tổ chức với sự tham dự của gần 400 đại biểu.
Vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của bà con kiều bào.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị (Chỉ thị 45) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khóa IX, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã đạt nhiều tiến bộ và kết quả tích cực. Trong đó, việc đẩy mạnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, tăng cường dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN, đã có những đóng góp quan trọng và ý nghĩa.
Việc nhìn lại chặng đường 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để chúng ta tổng kết, đánh giá toàn diện, sâu sắc thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối với NVNONN trong tình hình mới.
Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã trở thành một trụ cột trong công tác đối ngoại của đất nước ta. Trong tình hình mới, vai trò của cộng đồng NVNONN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng cần được coi trọng.Yêu cầu có tầm quan trọng chiến lược này đặt ra những nhiệm vụ mới, toàn diện hơn cho công tác về NVNONN trong thời gian tới.
Sau hơn 20 năm làm việc tại quê hương, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ đã phát triển TMA Solutions trở thành công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước, cũng như góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trên bản đồ các quốc gia phát triển công nghệ cao.
LTS: Tại Đài Loan (Trung Quốc), tiếng Việt hiện đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học và ở các trường cấp I (như dạy tiếng mẹ đẻ) và các trường cấp 3 (như một ngoại ngữ hai). Trong việc đào tạo lực lượng giáo viên biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt, theo chính sách của chính quyền Đài Loan hỗ trợ tân di dân, có sự góp sức không nhỏ của những giảng viên người Việt, mà một trong những tên tuổi được nhắc tới nhiều là chị Nguyễn Thị Liên Hương - người đã tham gia biên soạn, biên dịch và đứng ra chủ biên khoảng 15 cuốn sách giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam.
LTS: Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vabis, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Sau nhiều năm lập nghiệp, kinh doanh thành công ở Australia, ông đã trở về để thực hiện mong muốn được đóng góp xây dựng quê hương. Ông cũng là người đầu tiên đưa môn thể thao đua chó giải trí du nhập vào Việt Nam. Tạp chí Quê Hương có cuộc trao đổi với ông về quá trình trở về đầu tư và việc thúc đẩy thu hút nguồn lực NVNONN, đóng góp xây dựng, phát triển đất nước.
Nhà khoa học Nguyễn Thanh Mỹ thuyết phục người đối diện ngay lập tức bằng nụ cười rộng mở, sự chân thành, và cả sự tự tin rằng, miễn có dấu cỏ trên bùn lầy, là có khả năng mở ra một con đường lớn.
Chiều 27/11 tại Hà Nội, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới do Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, chiều 27/11, Hội nghị đã thảo luận chuyên đề về “Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thúc đẩy dạy và học tiếng Việt cho NVNONN nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc”.
* Hỏi: Vợ chồng tôi là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài từ năm 1995, các con tôi sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, mang quốc tịch Việt Nam. Nay vợ và các con tôi đủ điều kiện để nhập quốc tịch nước ngoài, có nguyện vọng xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của sở tại. Xin hỏi trình tự giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
* Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài, tôi muốn theo chồng đi định cư nước ngoài và nhập quốc tịch sở tại. Theo quy định của pháp luật sở tại, để nhập quốc tịch nước đó, tôi phải thôi quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi điều kiện và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
* Hỏi: Cha mẹ tôi là người Việt Nam, đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài. Tôi sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài. Thời gian hiện tại, cha mẹ tôi thường về Việt Nam để chăm sóc ông bà tôi là công dân Việt Nam. Cha mẹ và tôi muốn được cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài để mua nhà ở tại Việt Nam và thừa kế di sản là bất động sản của ông bà tôi. Xin hỏi các thủ tục xin cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài cho cha mẹ tôi.
* Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, trong thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài đã lấy vợ người nước ngoài. Nay chúng tôi trở về Việt Nam đầu tư lâu dài, vợ tôi muốn nhập quốc tịch Việt Nam theo chồng. Xin hỏi vợ tôi có thể nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch gốc được không?
* Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, lấy chồng người nước ngoài và đã có hai con đang mang quốc tịch nước ngoài, một cháu 17 tuổi và một cháu 10 tuổi. Chúng tôi thường xuyên đi lại và sinh sống ở cả Việt Nam và nước sở tại. Nay chúng tôi muốn sinh sống ở Việt Nam lâu dài, chồng tôi và các con mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi điều kiện, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam?
* Hỏi: Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hiện đã nhập quốc tịch sở tại, chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Tôi còn giữ căn cước do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp. Hiện nay, tôi thường xuyên về nước làm ăn, kinh doanh, tôi mong muốn được cấp hộ chiếu Việt Nam. Xin hỏi tôi cần làm những thủ tục gì?
* Hỏi: Tôi sinh ra tại Việt Nam, bố mẹ là người Việt Nam. Lúc 10 tuổi, tôi cùng bố mẹ đi định cư tại nước ngoài. Hiện tôi mang quốc tịch và hộ chiếu nước ngoài. Do đi định cư ở nước ngoài từ nhỏ, tôi không có các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, gia đình chỉ còn giữ sổ hộ khẩu do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp. Nay tôi muốn về Việt Nam làm việc lâu dài và muốn được cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi trường hợp của tôi có đủ điều kiện được cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam không và thủ tục như thế nào?
* Hỏi: Tôi là người gốc Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài, về nước khá thường xuyên. Tôi muốn xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xin hỏi cần làm hồ sơ như thế nào và nộp đơn ở đâu?
* Hỏi: Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước sở tại và chưa thôi quốc tịch Việt Nam. Nay tôi muốn xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xin hỏi tôi cần nộp hồ sơ ở đâu và hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
* Hỏi: Tôi có chị gái lấy chồng Trung Quốc, hiện đang sống tại Bằng Tường - Quảng Tây. Do lúc lấy chồng không có một chút thủ tục giấy tờ gì, chỉ biết theo chồng về Trung Quốc sống, hiện đã sinh được 2 con, nên giờ muốn đi lại về VN chơi lại không có giấy tờ gì để được qua cửa khẩu một cách hợp pháp. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của chị tôi như vậy có làm được hộ chiếu để được đi lại thuận tiện được không? Thủ tục làm ở đâu? Thời gian bao lâu? Chị tôi hiện vẫn giữ chứng minh thư nhân dân bản gốc.
* Hỏi: Tôi vừa xây dựng xong 1 căn hộ, căn hộ đó đứng tên tôi và tôi cũng đã cho công ty của tôi thuê lại căn hộ đó để tổ chức cho người nước ngoài thuê; mọi thủ tục như phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự đều đứng tên công ty. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi phải cần thêm các điều kiện gì để cho người nước ngoài đến thuê được và phải đóng các loại thuế gì? Xin cảm ơn!
* Hỏi: Con tôi định cư tại Pháp đã 8 năm nhưng chưa nhập quốc tịch. Vậy con tôi có được giữ tên lại trên hộ khẩu Việt Nam không; và nếu nhập quốc tịch Pháp thì có thể giữ lại quốc tịch Việt Nam – nghĩa là song tịch – không?