16/05/2018 09:27:00 AM
Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm và dự báo GDP Việt Nam đạt 6,7% năm 2018

Kinh tế Việt Nam năm nay dự báo tăng trưởng 6,7% và tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới là Fitch vừa nâng bậc xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) với Việt Nam từ BB- lên BB với triển vọng ổn định. Lý giải về quyết định này, hãng Fitch cho rằng, Việt Nam đã và đang tập trung mạnh vào việc cải thiện kinh tế vĩ mô cùng mức dự trữ ngoại hối lớn.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên 6,8% trong năm 2017 từ mức 6,2% của năm 2016, nhờ tăng trưởng tích cực của lĩnh vực sản xuất theo định hướng xuất khẩu, tăng trưởng về dịch vụ.

Vì thế, Fitch dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2018 là phù hợp, nhờ sự hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sản xuất và chi tiêu tiêu dùng cá nhân tiếp tục được mở rộng. Đồng thời đánh giá, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhanh nhất trong số các nước xếp hạng tín nhiệm BB.

Hãng xếp hạng này cũng nhận xét khả năng hấp thụ sốc từ bên ngoài của Việt Nam đã được cải thiện, thể hiện ở việc dự trữ ngoại hối tăng từ 37 tỷ USD cuối năm 2016 lên 49 tỷ USD năm 2017, tương đương 2,5 tháng nhập khẩu, nhờ dòng vốn vào mạnh và thặng dư tài khoản vãng lai.

“Chúng tôi dự báo dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm 2018, tương đương 3,1 tháng nhập nhẩu”, Fitch viết.

Ngoài ra, Fitch cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cam kết duy trì mức nợ công và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Fitch ước tính tổng nợ Chính phủ giảm về 52,4% GDP năm 2017 từ mức 53,4% năm 2016, trong khi nợ Chính phủ bảo lãnh giảm về 9% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 10,3% cuối năm 2016.

Nhờ đó, nợ công của Việt Nam giảm còn 61,4% GDP cuối năm 2017 từ mức 63,6% cuối năm 2016, và dưới mức trần 65% GDP. Việc tỷ lệ nợ công hạ là nhờ nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa.

Theo ước tính của Fitch, nợ chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và về dưới mức 50% GDP vào năm 2019, nhờ nguồn thu từ chương trình cổ phần hóa. Cơ quan này cũng dự báo thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ giảm về mức 4,6% trong năm 2018 từ mức 4,7% năm 2017./.

Diệp Diệp/VOV.VN

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang