18/10/2018 10:15:00 AM
EU không tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào tháng 11

Rạng sáng nay theo giờ Hà Nội, lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu (EU) thông báo không có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới, nhưng sẵn sàng tham dự họp khi nào trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier ra tuyên bố đàm phán đã "đạt được tiến bộ quan trọng".

 Ảnh minh họa. Nguồn: SpaceNews

Theo phóng viên tại London, thông báo trên được lãnh đạo 27 nước EU đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Anh Theresa May ở Brussels (Bỉ) để bàn về kế hoạch Brexit. Lãnh đạo các nước EU cho rằng hiện giờ các cuộc đàm phán Brexit chưa đạt được đủ tiến bộ dù hai bên đã rất nỗ lực.

Lãnh đạo EU tái khẳng định ông Barnier tiếp tục là trưởng đoàn đàm phán EU và kêu gọi quan chức này hãy tiếp tục nỗ lực tháo gỡ bế tắc hiện nay. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thậm chí đã đề nghị chuẩn bị cho một kịch bản Brexit không thỏa thuận.

Trước đó, trong bài phát biểu của mình trước lãnh đạo 27 nước EU, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà sẵn sàng xem xét đề xuất kéo dài thời gian cho thời kỳ chuyển đổi của EU như là một phần của thỏa hiệp về bất đồng đường biên giới Ireland. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho rằng bà May đã không đưa ý tưởng mới nào nhằm phá vỡ những bế tắc về vấn đề này.

Trong khi đó tại Anh, ngay sau khi biết được ý kiến của Thủ tướng May về đề xuất kéo dài thời kỳ chuyển đổi của EU, một số nhân vật trong đảng Bảo thủ chống lại kế hoạch Brexit của Thủ tướng May như nghị sỹ Nadine Dorries đã công khai lên tiếng kêu gọi Thủ tướng May hãy "bước sang một bên và để cho người có thể đàm phán được đảm nhận trọng trách này".

Chính đảng lớn nhất tại Bắc Ireland là DUP, đảng mà Chính phủ thiểu số của bà May cần dựa vào để có được số phiếu ủng hộ quá bán tại Quốc hội, cũng tỏ ra không hào hứng trước đề xuất trên vì cho rằng sẽ không giải quyết được vấn đề đường biên giới Ireland.

Chính phủ Anh cho biết quan điểm của Thủ tướng May là Thỏa thuận Rút khỏi Brexit khi trình ra Quốc hội Anh sẽ chỉ thông qua "đồng ý" hay "không đồng ý", chứ không đưa ra để các nghị sĩ bàn bạc sửa đổi nội dung của thỏa thuận này.

Hiện nay một số nghị sỹ Anh đang vận động để bổ sung thêm nội dung tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới về việc nước Anh có nên ở trong EU hay không vào trong nội dung thỏa thuận rút khỏi Brexit để Quốc hội xem xét thông qua. Một số nghị sỹ ủng hộ Brexit mạnh mẽ khác lại mong muốn thúc đẩy để Anh theo mô hình thỏa thuận tự do thương mại mà Canada đã ký với EU. Tuy nhiên, ý định này từng bị Thủ tướng May thẳng thừng bác bỏ./.

Diễm Quỳnh/ TTXVN

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Góp ý kiến vào dự thảo Đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang