18/07/2018 03:38:00 PM
Dệt may Việt thêm cơ hội nếu Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc?

Để cán mốc xuất khẩu 34 tỷ USD trong năm 2018, ngành dệt may Việt Nam cần có chiến lược phát triển và đầu tư bài bản để đạt được kết quả như kỳ vọng.

 Dệt may Việt Nam nỗ lực tăng tốc để về đích. 

6 tháng đầu năm 2018, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu lượng hàng trị giá 16 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm 2017. Một số thị trường trọng điểm như Mỹ, các nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN lượng hàng xuất khẩu đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái... 

Các chuyên gia trong ngành dệt may nhận định, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc "từ sợi trở đi”. Cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.

Ngoài ra, khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc, đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ...

Nhận định về tín hiệu lạc quan của ngành dệt may trong những tháng đầu năm, ông Thân Đức Việt-Phó Tổng giám đốc Công ty May 10 chia sẻ, cùng với thuận lợi chung của ngành dệt may Việt Nam, trong thời gian này, xuất khẩu của May 10 có nhiều tín hiệu thị trường tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng đơn đặt hàng từ đầu năm đến nay rất ổn định. Thông thường những năm trước chỉ nhận được đơn hàng xuất khẩu trước khoảng 3 tháng. Nhưng ngay từ tháng 12/2017, đơn hàng của các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đã đặt đến hết tháng 8/2018. Tín hiệu thị trường tương đối lạc quan. 

Có cùng nhận định, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, điều này thể hiện ở số lượng các đơn hàng tiếp tục gia tăng và xuất khẩu dệt may vẫn đạt giá trị 2 con số. Vì vậy, có thể nói thuận lợi vẫn là xu hướng chung của ngành dệt may Việt Nam trong năm nay. 

Tuy nhiên, về dài hạn, ông Hải cũng chỉ ra một số khó khăn mà ngành dệt may phải đối mặt, đó là dệt may Việt Nam chủ yếu tập trung vào gia công các công đoạn, việc đảm bảo nguyên phụ liệu như sợi, vải, dệt nhuộm vẫn còn yếu ở khâu tiếp thị sản phẩm, trong khi đây là khâu đem lại giá trị cao cho sản phẩm dệt may.

Cùng với đó, chi phí đầu vào tiếp tục tăng khi lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, chi phí điện, nước tăng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề tác động đến các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may có xu hướng đầu tư thiết bị hiện đại, giảm bớt lao động. 

6 tháng năm 2018 đã qua đi, ngành dệt may Việt Nam vẫn nỗ lực từng ngày để tăng tốc và về đích với mục tiêu xuất khẩu đặt ra là 34 tỷ USD. 

Ông Trần Thanh Hải cho rằng: “Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may cần đầu tư một cách bài bản để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu thì cần có sự liên kết chặt chẽ với các thị trường tham gia FTA có nhiều ưu đãi lớn. Chúng ta vẫn đang có một số hiệp định có ý nghĩa rất lớn đối với dệt may như, CPTPP, FTA Việt Nam-EU… Tất cả những hiệp định này đang ở phía trước và sẽ được triển khai trong thời gian tới. Đây sẽ là cú hích mạnh mẽ cho ngành dệt may Việt Nam”./.

Chung Thủy/VOV.VN

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang