26/06/2020 03:53:00 PM
Đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản Việt bằng chất lượng và thương hiệu

Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, buộc phải nâng cao chất lượng nông thủy sản, xây dựng thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

 Tọa đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam” diễn ra sáng 26/6 tại TPHCM.

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu nông thủy sản đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nhóm hàng xuất khẩu trị giá trên 1 tỉ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra…

Năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản trên 43 tỷ USD. Tuy nhiên, đến hết tháng 5/2020, con số này mới đạt 15,49 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là ngay từ đầu năm, xuất khẩu nông, thủy sản của nước ta bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 lan rộng tại các nước tiêu thụ nông, thủy sản lớn của Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật và một số quốc gia châu Âu.

Tại tọa đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam” diễn ra sáng 26/6 tại TPHCM, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì yếu tố quan trọng là nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Trong đó, chất lượng hàng hóa phải theo các tiêu chuẩn như Viet GAP, Local GAP… thì nông thủy sản Việt Nam mới có thể đi nhanh ra thế giới và ổn định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng việc ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm.

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều nông sản sang Trung Quốc. Thời gian qua, nhiều nông sản của Việt Nam xuất thô qua Trung Quốc gặp khó khăn, nhiều lúc ùn ứ ở cửa khẩu.

Theo các đại biểu, thị trường này hiện đã thay đổi do phía Trung Quốc muốn doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thay vì tiểu ngạch. Họ yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng và hàng hóa phải truy xuất nguồn gốc.

Do đó, ông Vi Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn lưu ý doanh nghiệp khi buôn bán với đối tác nước ngoài phải buôn bán thông qua hợp đồng, tránh tình trạng buôn bán hàng chợ (tiểu ngạch).

“Trung Quốc đang truy xuất nguồn gốc, trước đây chỉ cần dán tem truy xuất trên bao bì. Hiện nay, họ yêu cầu in nội dung truy xuất hàng hóa trên bao bì, việc in doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn nếu lên cửa khẩu mới làm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và thời gian làm thủ tục ở cửa khẩu”, ông Tường cho biết thêm./.

(Theo VOV.VN)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang