06/12/2019 04:26:00 PM
Các Bộ trưởng tài chính EU bất đồng về vấn đề cải cách Eurozone

Vấn đề cải cách Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) bị chỉ trích tại Italy với lý do lo ngại rằng các thay đổi ESM có thể gây tổn thương niềm tin của thị trường đối với các khoản nợ của Italy.

 Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Một quan chức cao cấp trong Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/12 cho biết, các Bộ trưởng Tài chính EU đã không đạt được thỏa thuận trong vấn đề cải cách khu vực đồng tiên chung châu Âu (eurozone) do sự phản đối mạnh mẽ của Italy.

Ban đầu, theo dự kiến các Bộ trưởng sẽ đạt được nhất trí về cải cách Cơ chế bình ổn châu Âu (EMS) cũng như thống nhất về lịch trình triển khai Cơ chế bảo hiểm tiền gửi (EDIS), tuy nhiên sau nhiều giờ đàm phán, các Bộ trưởng đã không đạt được bất kỳ thỏa thuận hay tiến triển đáng kể nào.

Việc đạt được hay không hai vấn đề trên sẽ được xem xét và quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra trong hai ngày 12-13/12 tới.

Vấn đề cải cách Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) trong nhiều tuần gần đây đã bị chỉ trích tại Italy bởi lãnh đạo Liên đoàn Matteo Salvini cũng như phong trào dân túy 5 sao M5S, một đối tác trong liên minh cầm quyền với lý do lo ngại rằng các thay đổi ESM có thể gây tổn thương niềm tin của thị trường đối với các khoản nợ của Italy.

Được thành lập vào năm 2012 để thay thế Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (ESFS), ESM là một phần kế hoạch toàn diện nhằm định hình lại hoạt động quản lý kinh tế ở khu vực eurozone cũng như cung cấp tài chính cho các nước thành viên eurozone gặp khó khăn nếu họ cam kết tiến hành những cái cách tài chính và cơ cấu nhằm đưa nền kinh tế không còn được giới đầu tư tin tưởng quay trở lại quỹ đạo.

Ngoài việc không đạt được sự nhất trí về cải cách ESM cũng như EDIS, các Bộ trưởng tài chình cũng không đạt được thỏa thuận về kế hoạch thành lập một liên minh ngân hàng, một ý tưởng đã được EU ấp ủ từ nhiều năm trước.

Trước đó, vào tháng 11/2019, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã bày tỏ hy vọng về một bước đột phá trong kế hoạch xây dựng liên minh ngân hàng châu Âu toàn diện thông qua việc chấm dứt sự phản đối của Berlin về cơ chế bảo hiểm tiền gửi chung./.


Thanh Hải / TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang