08/10/2020 11:13:00 AM
Báo động thực trạng các rạn san hô ở Biển Đông bị hủy hoại

Các chuyên gia ước tính rằng hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức.

Các rạn san hô ở Biển Đông là những cấu trúc rất quan trọng đối với môi trường biển và giúp ngăn chặn sự suy giảm trữ lượng cá, vốn là nguồn tài nguyên duy trì sinh kế của hàng chục triệu người.

Các nhà hải dương học từng nghiên cứu khu vực này trong nhiều năm qua, vừa loan báo tình trạng ngày càng khó tiếp cận các rạn san hô để thực hiện những nghiên cứu quan trọng.

Ước tính rằng hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức. (Nguồn:Benarnews) 

Họ đang kêu gọi các chính phủ trong khu vực thành lập một cơ quan quản lý để ngăn chặn sự suy giảm các rạn san hô ngoài khơi và ngăn cấm việc đánh bắt hải sản quá mức.

Ông John McManus, một giáo sư chuyên ngành Hải sinh học thuộc Đại học Miami ở bang Florida của Mỹ, cho biết: “Chúng ta luôn đối diện nguy cơ biến mất ngành đánh bắt hải sản ven biển, và theo chúng tôi thì nguyên do ngành này chưa biến mất là vì các loài cá vẫn đang từ các rạn san hô ở ngoài khơi bơi vào. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ các rạn san hô đó”.

Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố năm 2016, Biển Đông là môi trường có các rạn san hô phong phú đa dạng sinh học, trải dài trên diện tích khoảng 458.430 km2.

Thế nhưng, theo Giáo sư McManus, một số rạn san hô ở Biển Đông đã “biến mất vĩnh viễn” vì bị con người bồi đắp xây dựng các căn cứ quân sự ngay trên chúng. Ông nói: “Nếu con người bồi đắp xây dựng một thứ gì đó, nếu con người trút đất cát, gạch đá… xuống, chắc chắn sẽ không có cách nào để hồi phục”.

Phần lớn các hoạt động bồi đắp xây dựng như thế do Trung Quốc thực hiện, bao gồm cả các vụ nạo vét ở Đá Chữ Thập, Đá Subi, Đá Vành Khăn, Đảo Phú Lâm và một số đảo nhỏ khác từ năm 2014-2017, nhằm bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự.

Mặc dù Trung Quốc đã dừng công cuộc xây dựng quy mô lớn từ năm 2017, song hình ảnh vệ tinh cho thấy một số khu vực trên Biển Đông vẫn đang tồn tại các công trình bồi đắp.

Ngoài ra, còn một mối đe dọa lớn khác đối với các rạn san hô là hoạt động khai thác ngao sò khổng lồ của các đoàn tàu đánh cá Trung Quốc với những chiếc tàu có gắn thêm hệ thống chân vịt, càn quét các khu vực như Bãi cạn Scarborough mà Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) đã đưa ra trong báo cáo năm 2019.

Giáo sư McManus ước tính rằng hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức.

Tương lai của các rạn san hô rất quan trọng đối với trữ lượng cá. Ngoài ngao sò, các loài cá khác cũng có mối quan hệ cộng sinh với các rạn san hô, đáng chú ý nhất là việc các rạn san hô chính là nơi ẩn náu của tất cả cá con trước khi chúng trưởng thành, sau đó bơi về các vùng ven biển Philippines, Việt Nam và nhiều vùng ở Malaysia./.

(Theo baoquocte.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang