14/02/2017 03:15:00 PM
60% doanh nghiệp Nhật có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở Việt Nam

"Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng".

 Lắp ráp ôtô tại nhà máy ô tô Toyota Phúc Yên (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Đây là thông tin được ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết tại buổi họp báo công bố "Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội ngày 14/2.

Cũng theo ông Atsusuke Kawada, kết quả cuộc khảo sát này dựa trên kết quả khảo sát thực trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại dương trong năm 2016. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 10-11/2016. Tại Việt Nam, có 639 doanh nghiệp được khảo sát có câu trả lời hợp lệ.

Khảo sát của JETRO cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trả lời "có lãi" chiếm trên 60% (tăng 4,0 điểm % so với năm 2015), trong khi đó, số doanh nghiệp trả lời "lỗ" là 25,1% (tăng 1,1 điểm % so với năm 2015).

Nếu tính theo loại hình doanh nghiệp, trong ngành công nghiệp chế tạo, tỷ lệ các doanh nghiệp gia công xuất khẩu và doanh nghiệp không gia công xuất khẩu trả lời "có lãi" lần lượt là 59% và 62%, nằm dưới mức trung bình so với tổng thể.

Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp cho rằng, lý do quan trọng để mở rộng kinh doanh là "tăng doanh thu". Đối với ngành công nghiệp phi chế tạo thì có khoảng 63% số doanh nghiệp cho rằng lý do là "khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao".

Liên quan đến các hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về "rủi ro trong môi trường đầu tư" thứ hạng của Việt Nam tại các hạng mục đang được giảm xuống cùng với đó là môi trường đầu tư kinh doanh đang được cải thiện.

Tuy nhiên, khoảng 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng "Chi phí nhân công tăng cao" (58,5%), khoảng 40% doanh nghiệp nhận thấy "Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện" (44,4%) và "Cơ chế, thủ tục thuế phức tạp" (41,8%) là vấn đề rủi ro.

Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia có "ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển" với 34,9% ý kiến doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có hơn 60% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về "lương cho nhân viên sở tại tăng" và "khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại". Tỷ lệ áp dụng EPA/FTA của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 47,2%, tăng 2,2% so với năm trước./.

(TTXVN)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Góp ý kiến vào dự thảo Đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang