12/05/2017 10:04:00 AM
3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 với 3 mức cao, mức khá và mức trung bình.

 Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra kịch bản kịch bản tăng trưởng cao năm 2017 là 6,7% GDP. (Ảnh minh họa: KT)

Theo đánh giá của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, mặc dù nền kinh tế nhìn chung vẫn trong xu hướng cải thiện, nhất là đối với khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo, song những diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.

Dự báo tăng trưởng của cả năm 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra 3 kịch bản. Với kịch bản trung bình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2017 chỉ đạt khoảng 6,2% (ở kịch bản này tăng trưởng tín dụng từ 17-18%, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 8-9%).

Ở kịch bản khá, tăng trưởng kinh tế có thể đạt từ 6,4-6,5% (tăng trưởng tín dụng từ 19%, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 10%. Còn ở kịch bản cao là 6,7% (tăng trưởng tín dụng từ 20-21%, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 11-12%).

Về lạm phát, bình quân 4 tháng đầu năm 2017 ở mức khá cao (tăng 4,8% so với cùng kỳ). Nguyên nhân chủ yếu do nhóm giao thông tăng 10,1% so với cùng kỳ; và cũng do chịu tác động một phần của việc tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình tại một số tỉnh, thành (giá dịch vụ y tế và giáo dục 4 tháng đầu năm 2017 tăng lần lượt 67,36% và 10,09% so với cùng kỳ năm 2016).

Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) 4 tháng đầu năm diễn biến khả quan. Bội chi NSNN được kiểm soát ở mức thấp, bằng 11,2% dự toán, chủ yếu do thu ngân sách đạt khá và điều chỉnh trong luật về cách tính chi NSNN.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thu nội địa có sự chuyển biến tích cực do thu từ khu vực sản xuất kinh doanh cải thiện. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm: Thu từ dầu thô tuy đóng góp tích cực vào thu NSNN nhưng chủ yếu do yếu tố giá, trong khi sản lượng khai thác dầu thô giảm mạnh tới 14,9% so cùng kỳ 2016, mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm gần đây, gây tác động không nhỏ tới tăng trưởng GDP quý I/2017.

Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp, bằng 12,4% dự toán. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư chậm vào đầu năm vẫn là yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Vì vậy, cần chủ động đẩy mạnh việc giải ngân ngay trong quý tiếp theo, đặc biệt khi có Chỉ thị 01/CT-BXD ngày 05/04/2017 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2017./.

(Theo Việt Hà/ VOV)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Góp ý kiến vào dự thảo Đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang