08/01/2020 04:58:00 PM
Phong tục đón Tết của một số nước trên thế giới

Tết Dương lịch (1/1) là ngày lễ lớn ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi quốc gia có những phong tục đón năm mới độc đáo và thú vị để cầu chúc may mắn, hạnh phúc và tiền tài trong cả năm sắp tới…

1. Nhật

Trong buổi sáng tinh mơ ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc Tết nhau.

Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Ngoài ra, giống như ngày Tết của Việt Nam, người Nhật vẫn lưu giữ tục lệ mừng tuổi cho trẻ em hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè sau lễ đón giao thừa năm mới.

2. Pháp

Điểm thú vị trong ngày đầu năm mới tại Pháp đó là người dân nước này thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm. Nếu gió Nam thổi, báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, đây sẽ là một năm bình an và thời tiết có thể sẽ nóng bức. Nếu gió Tây thổi, sẽ là một năm may mắn đối với nghề đánh cá và những người nuôi bò sữa. Nếu gió Đông thổi, cây trái sẽ bội thu, nhà nhà no ấm. Nếu gió Bắc thổi là điềm không tốt, đây sẽ là một năm mùa màng thất bát…

4. Đức

Trong thời gian mừng đón Tết Dương lịch, người Đức đều đặt một cây lãnh sam và gắn đầy những bông hoa bằng gấm len, vừa để báo hiệu tiết Xuân phủ khắp đất trời vừa mang ý sung túc. Một phút trước khi bước sang năm mới, mọi người đều leo lên đứng trên một chiếc ghế, khi tiếng chuông đồng hồ vừa điểm 12 giờ, tất cả lập tức nhảy xuống ghế và vội vã ném một vật nặng ra phía sau ghế với ý nghĩa ném đi những tai họa, xui rủi của năm cũ, tiến nhanh vào năm mới. Ở vùng nông thôn của Đức vẫn còn lưu truyền phong tục mừng năm mới khá thú vị là tục “thi trèo cây”, ý nghĩa là mỗi năm mỗi tiến cao hơn, phát triển hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

5. Venezuela

Cũng giống như một số nước ở châu Âu, người Venezuela có phong tục ăn 12 trái nho trong đêm giao thừa với mong muốn một năm mới đầy niềm vui, an lành. Trong thời khắc chuyển giao này, các gia đình của người Venezuela luôn quây quần bên nhau bên một bàn tiệc lớn với những món ăn truyền thống cùng chai rượu sâm banh. Một trong những phong tục nữa của đất nước thuộc khu vực Nam Mỹ này nhân ngày năm mới là mọi người thường mặc đồ lót vàng, ngoài ra một số người còn thường ghi những điều mình mong muốn trong năm mới vào một phong thư và đốt đi. Họ tin rằng nếu làm vậy thì năm sau những ước mơ đó sẽ thực hiện được.

6. Châu Phi

Kenya và Zimbabwe là hai quốc gia có lễ hội năm mới lớn nhất lục địa. Sự kiện âm nhạc Kilifi ở Kenya diễn ra tại thị trấn ven biển cùng tên, nằm giữa Mombasa và Malindi. Kéo dài từ 30/12 tới 2/1, hoạt động này diễn ra trên mảnh đất rộng khoảng 80.000m2, dưới tán cây bao báp cổ thụ. Một tác phẩm điêu khắc sẽ được đốt để tượng trưng cho khởi đầu mới, với hy vọng về tương lai tươi sáng. Nếu không hứng thú với tiệc tùng, du khách có thể đắm chìm vào những sự kiện ở các mảnh đất có quang cảnh ngoạn mục của châu Phi.

Ở cực Nam châu lục, những người thích phiêu lưu mạo hiểm có thể leo lên đỉnh núi Lion Head ở Nam Phi để thưởng thức màn pháo hoa tại V&A Waterfront từ trên cao. Khung cảnh ánh sáng ở Cape Town dần bị hút vào màn đêm đen tối của vịnh Table sẽ là một khởi đầu năm mới khó quên.

7. Mỹ

Ở các bang miền Nam nước Mỹ, vào lúc giao thừa, mọi người thường ăn thật nhiều củ cải và đậu mắt đen vì mỗi củ cải họ sẽ kiếm được 1000 đôla, còn với mỗi đậu mắt đen họ sẽ kiếm được 100 cent. Theo lời những người xưa thì để điều này linh nghiệm họ phải ăn tới 365 hạt. Đối với những cặp đôi yêu nhau họ sẽ trao cho nhau nụ hôn vào đêm giao thừa.

Đây là một phong tục cổ xưa của người Mỹ, họ làm vậy vì cho rằng điều đem đến may mắn và những điều tốt đẹp trong năm mới. Ở Mỹ vào thời khắc chuyển giao năm cũ qua năm mới, ở quảng trường Thời đại, họ sẽ hạ quả cầu pha lê và bắn hoa giấy.

8. Australia

Australia là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới. Đêm giao thừa ở các nước khác đồng nghĩa với mùa Đông, còn đêm giao thừa tại Australia là thời tiết gần 40 độ C. Vì thế, mọi người thường đi dã ngoại, cắm trại trên biển, ăn mừng ngoài trời trong trang phục mùa hè. Tất nhiên không thể thiếu được pháo hoa trong đêm giao thừa.

Thời khắc đồng hồ điểm 0h cũng chính là lúc bắt đầu dạ tiệc ánh sáng. Cầu cảng Sydney trở thành trung tâm đón giao thừa của thế giới với những màn pháo hoa rực rỡ được truyền đi cho hàng tỷ người xem trên khắp thế giới…

9. Ai Cập

Người Ai Cập lấy nước sông Nile dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là “năm mới nước lên”. Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày Tết Dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương, hạt linh lăng tím, lúa mì...

Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực vật khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.

Nhật Nam/ Báo Du lịch

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Những quốc gia có hình dạng lãnh thổ đặc biệt
Những cái nhất của thế giới
Thăm các "thiên đường mùa thu" ngập tràn lá phong
Những hình ảnh về quốc kì các nước trên thế giới kì lạ nhất
Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất mọi thời đại
Kiệt tác mô hình Nhà thờ Đức Bà bằng 298.000 que diêm
10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới
Khung cảnh tuyệt đẹp theo mùa ở đại lộ Dawn Redwood
Những tác phẩm điêu khắc kỳ lạ của thiên nhiên xuất hiện ở hồ Michigan
Đỉnh núi phủ tuyết nhân tạo tại Olympic nổi bật trong bức ảnh chụp từ ngoài Trái Đất
Công viên xanh mát đột nhiên biến thành hồ nước sâu
Sự thật về tảng băng trôi thoắt ẩn, thoắt hiện ven biển Canada
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang