21/08/2009 09:30:16 AM
Bác Hồ - vị lãnh tụ lỗi lạc, nhà văn hóa lớn

LTS: Trong khuôn khổ Trại hè Việt Nam 2009 dành cho các đại biểu thanh thiếu niên kiều bào, ngày 19/7 đã diễn ra buổi Tọa đàm “Bác Hồ với thanh niên Việt Nam ở nước ngoài” tại Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Với tình yêu bao la với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn thanh niên kiều bào đã có những bài tham luận bộc bạch những suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ thanh niên kiều bào về Bác Hồ kính yêu. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của bạn Nguyễn Thanh Thủy (Campuchia).



Ngày 19/9/1954, Bác Hồ nói chuyện với cán bộ Đại đoàn Quân Tiên phong
tại Đền Hùng, Phú Thọ trước khi về tiếp quản Thủ đô.
Bác dặn dò: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào, những phong trào đấu tranh chống thực dân và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Người đã có chí đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Mãi đến 2/6/1911, Bác bàn với một số người bạn thân về giúp đồng bào chúng ta… Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, bác vừa nói vừa giơ hai bàn tay! Đây tiền đây, chúng ta làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. 3/6/1911, Bác nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin của Pháp với cái tên là Văn Ba. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng rời Tổ quốc.

Theo chân con tàu đến Pháp rồi sang Bắc Phi, An-giê-ri, Mỹ, Anh và cuối 1917, Người trở lại nước Pháp cho đến năm 1923. Trong thời gian ở nước ngoài, Người làm rất nhiều nghề và tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước. Thời gian ở Pháp lần đầu tiên Người đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó Người theo con đường Cách mạng của Lê - Nin. Hồ Chí Minh là người đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy con đường cứu nước của nhân dân ta và các nước thuộc địa.
Năm 1924, Người về Quảng Châu, Trung Quốc thành lập “Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội” và tổ chức Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác LêNin vào Việt Nam. Học Thuyết Mác Lênin truyền vào Việt Nam được sự hưởng ứng mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam và các phong trào Cách Mạng.

Cuối năm 1929 tại Việt Nam có 3 tổ chức Cộng sản ra đời: Đó là Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung kỳ.  Ngày 3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị tại Cửu Long gần Hương Cảng hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương do Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, Người đã mở trường đào tạo thanh niên cộng sản ở Quảng Châu. Trong đó, những người tiêu biểu như đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự là những người tiền thân cho Đảng Cộng sản phát triển sau này.



Bức phù điêu Bác Hồ  của tác giả V.Tsigal
ở Quảng trường Hồ Chí Minh - Matxcơva, LB Nga (Ảnh: Châu Hồng Thuỷ)

Ngày nay, rất nhiều dân tộc trên thế giới đã gọi tên Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm tôn kính thiêng liêng. Và ở châu Phi, châu Mỹ La tinh đã dựng tượng Bác để tưởng nhớ. Hồ Chí Minh được đặt tên cho một đại lộ đẹp nhất chạy dọc biển địa trung hải ở thủ đô An-giê-ri.

Chính quyền Thái Lan cũng đã kêu gọi Việt kiều Thái Lan xây dựng khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt ở Pháp đã xây dựng phòng trưng bày mang tên “Không gian riêng Hồ Chí Minh”. Đây là nơi triển lãm những kỉ vật của Chủ Tịch Hồ Chí Minh  trong thời gian Người sống và làm việc tại Pháp.

Sau 30 năm bôn ba khắp chốn, trở về nước đứng giữa cột mốc Trung – Việt nhìn mọi vật xung quanh, Bác đã bồi hồi xúc động. Bác đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên chống giặc ngoại xâm giành độc lập. 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng tên người còn lưu mãi ngàn sau. Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tình cảm đẹp với bạn bè trong và ngoài nước, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Để không phụ lòng của Bác, chúng cháu xin hứa học hành chăm ngoan, say nàu giúp một phần công sức nhỏ bé sẵn sàng cống hiến công sức để xây dựng cho đất nước ngày càng phát triển. Dù đi bất cứ nơi đâu, ở đâu chúng cháu luôn hướng về quê hương Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Nguyễn Thanh Thủy (Campuchia)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hình ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi quốc tế
Cảm nhận về Bác Hồ
Sự giản dị của Bác Hồ
Thơ tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một giá trị văn hóa
Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo
Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021): Sức sống bất diệt của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
Tận tâm vì hòa bình - Triết học Hồ Chí Minh qua “Nhật ký trong tù”
Vật chất và tinh thần - Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù
Ý chí tự do - Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù
Bài thơ "Lời hỏi" - Giá trị triết học Hồ Chí Minh
Tuyên thệ - Một giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang