30/09/2014 08:18:18 AM
Xử nghiêm việc “rút ruột quốc gia” dưới các hình thức

Sáng 29/9, tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Minh Quang.




 Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang trả lời chất vấn. Ảnh: Hương Giang


Còn chậm trễ trong cấp sổ đỏ

Mở đầu phiên họp, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương chất vấn, việc cấp sổ đỏ thời gian qua ở Hà Nội rất chậm trễ, có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, trách nhiệm của Bộ TN&MT?

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, chậm trễ có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự nhũng nhiễu như phản ánh của người dân và có cả trách nhiệm văn phòng đăng ký đất đai của địa phương, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng đánh giá: Tại Hà Nội, tình hình này khá phức tạp. Thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ đã cử nhiều đoàn công tác xuống làm việc, kiểm tra, đến nay tình hình đã được cải thiện hơn. Trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra. “Thủ tục cấp sổ đỏ hiện nay đã được rút ngắn hơn nhiều, tuy nhiên, việc thực hiện của các cơ quan thế nào đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan thanh tra”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chất vấn về sự quản lý lỏng lẻo, lãng phí đất đai tại các nông, lâm trường, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Danh Út đặt vấn đề: Phải chăng đất đai do các lâm trường quản lý chỉ còn nằm trên sổ sách, còn thực tế đã bị chiếm dụng, bị tranh chấp.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thẳng thắn thừa nhận đúng như cử tri phản ánh, việc sử dụng, quản lý đất đai tại các nông, lâm trường thời gian qua chưa hiệu quả; kết quả sắp xếp các đơn vị này cũng còn hạn chế.

Bộ trưởng cho biết thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, lần này sẽ giải quyết dứt điểm, không để kéo dài. Tuy nhiên, để làm được, Bộ trưởng nhấn mạnh cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương.

Phối hợp liên ngành xử lý sai phạm

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương cho biết, xử lý vi phạm khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản rất nhẹ. Đại biểu nhận định đây là hành vi "rút ruột quốc gia", hủy hoạt nghiêm trọng môi trường, chiếm đoạt quyền lợi của nhân dân mà việc xử lý hiện còn rất nhẹ.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nêu rõ, vấn đề khai thác cát trái phép trên sông, gây sạt lở và nhiều hậu quả cho người dân hai bên bờ sông và đối với khu vực giáp ranh, Bộ đã báo cáo Chính phủ và đang khẩn trương xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

Bộ TN&MT sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Giao thông, Vận tải và UBND một số tỉnh, thành phố liên quan kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và việc triển khai các dự án nạo vét, khơi thông luồng hàng hải kết hợp thu hồi sản phẩm là cát để đề xuất các giải pháp quản lý theo quy định của Luật Khoáng sản.

Đặc biệt, Bộ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các dự án cố tình kéo dài thời gian, không thực hiện nghĩa vụ khi giấy phép hết hạn; khai thác không có thiết kế, gây mất an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không thực hiện nghĩa vụ thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản... Bộ trưởng cho rằng, thực tế, hoạt động trên sông kiểm tra rất phức tạp, nếu không tổ chức tốt các lực lượng liên ngành tại các địa phương như sở TN&MT, công an địa phương rất khó có hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đánh giá do nhiều nguyên nhân, tình hình khiếu nại (KN), tố cáo (TC) của công dân vẫn diễn ra gay gắt, tính chất phức tạp; vẫn còn nhiều vụ việc đông người, kéo dài nhiều năm như vụ KN, TC của các hộ dân có đất thu hồi để thực hiện dự án khu đô thị thương mại - du lịch Văn Giang, Hưng Yên. Nguyên nhân được Bộ trưởng đánh giá do việc sử dụng đất thiếu ổn định (do thực hiện chính sách đất đai; do cho thuê, cho mượn, cầm cố đất, cho ở nhờ, ở đậu...). Chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi bất cập, trong thời gian ngắn có nhiều văn bản được ban hành gây lúng túng trong việc tổ chức thực hiện. Việc văn bản được ban hành sau lại quy định theo hướng có lợi hơn cho người sử dụng đất gây ra sự so bì, cố tình không bàn giao đất và nhận tiền bồi thường để KN, yêu cầu được áp dụng chính sách mới. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập, nhất là trong việc định giá đất bồi thường, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giải quyết KN, TC một số nơi còn thiếu quyết liệt, nhận thức về pháp luật và trách nhiệm trong giải quyết KN, TC của một bộ phận cán bộ còn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc chưa quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người KN. Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về KN, TC nhìn chung còn nhiều hạn chế; nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành...

Tăng cường thanh tra trách nhiệm

Tham gia làm rõ hơn về nội dung này, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng tới chất lượng của văn bản pháp luật và đánh việc việc thực hiện. Nâng cao việc thực hiện giải quyết, KN TC của công dân kết hợp với việc triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân. Qua thường xuyên đối thoại để tháo gỡ, khắc phục tình trạng này. Các cơ quan hữu quan cần tăng cường tuyên truyền pháp luật để người dân hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình.

Tổng Thanh tra cho biết, thời gian tới ngành Thanh tra sẽ phối hợp cùng Bộ TN&MT và các địa phương trong giải quyết KN, TC và tổ chức kiểm tra, giám sát đôn đốc; tổ chức các cuộc thanh tra trách nhiệm của ủy ban các cấp, các bộ, ngành trong lĩnh vực này...

Phát biểu kết luận nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, Bộ trưởng đã thẳng thắn, trả lời nghiêm túc các nội dung liên quan tới lĩnh vực quản lý ngành. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ được các nội dụng về xử lý tồn đọng KN, TC về đất đai của công dân. Công tác quy hoạch sử dụng đất, tình hình sử dụng đất trồng lúa và chủ trương chuyển đổi cây trồng đối với đất trồng lúa; biện pháp khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về khai thác tài nguyên, khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Bộ trưởng Bộ TN&MT cần nghiêm túc tiếp thu và khẩn trương phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan tìm biện pháp để các vấn đề đặt ra trong phiên chất vấn này sẽ được triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình về việc thực hiện chính sách tiền tệ, tái cơ cấu hệ thống nhân hàng thương mại, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; kết quả xử lý nợ xấu. Việc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2014 và kế hoạch năm 2015.

(Theo Báo Thanh tra)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Bắt tạm giam 4 công chức làm thất thoát hàng chục tỷ đồng
Việt Nam - Singapore: Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng
Phú Yên: Kỷ luật các lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông có sai phạm
“Chặn” nguy cơ tham nhũng trong các dự án ODA
Ban Nội chính Trung ương đẩy mạnh việc chống tham nhũng
Kiểm tra tài sản nguyên tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
Kỷ luật và đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo cấp cao Bắc Ninh, Lâm Đồng, An Giang
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên
Khai trừ ra khỏi Đảng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân
Ban Chỉ đạo TW về Phòng, Chống Tham nhũng, Tiêu cực sẽ họp vào ngày 22/11
Ủy ban Kiểm tra TW xem xét, thi hành kỷ luật một số tổ chức đảng, đảng viên
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang