13/10/2014 07:56:42 AM
Được khôi phục quyền, lợi ích khi không có hành vi tham nhũng

Đây là một trong những quy định được nêu rõ tại Nghị định 59 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Bị đình chỉ khi liên quan đến tham nhũng

Điều 16 quy định việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) chỉ được thực hiện khi: Có căn cứ cho rằng CBCCVC có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời người đó có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc; Có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi có văn bản yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, viện kiểm sát; qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện CBCCVC thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng; qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện CBCCVC thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng. Hoặc qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện CBCCVC thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc thi hành công vụ.

CBCCVC được coi là có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, khi: Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật; cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng; tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.

Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với CBCCVC có quyền yêu cầu cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, viện kiểm sát cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ căn cứ cho việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; yêu cầu CBCCVC bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.

Người ra quyết định nói trên có nghĩa vụ gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đến CBCCVC bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác và cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với CBCCVC sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng. Đồng thời thông báo công khai với toàn thể CBCCVC trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với CBCCVC; khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của CBCCVC sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng.

Đề nghị bồi thường khi có thiệt hại

Về quyền và nghĩa vụ, CBCCVC bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, Điều 18 quy định, CBCCVC bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền nhận quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; nhận thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận về việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng; đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó, có quyền đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không có kết luận về hành vi tham nhũng hoặc sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; đề nghị người có thẩm quyền khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình và bồi thường khi có thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Đồng thời, có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác của người có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng; chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận trong thời gian tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Lê Nguyên (thanhtra.com.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Bắt tạm giam 4 công chức làm thất thoát hàng chục tỷ đồng
Việt Nam - Singapore: Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng
Phú Yên: Kỷ luật các lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông có sai phạm
“Chặn” nguy cơ tham nhũng trong các dự án ODA
Ban Nội chính Trung ương đẩy mạnh việc chống tham nhũng
Kiểm tra tài sản nguyên tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
Kỷ luật và đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo cấp cao Bắc Ninh, Lâm Đồng, An Giang
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên
Khai trừ ra khỏi Đảng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân
Ban Chỉ đạo TW về Phòng, Chống Tham nhũng, Tiêu cực sẽ họp vào ngày 22/11
Ủy ban Kiểm tra TW xem xét, thi hành kỷ luật một số tổ chức đảng, đảng viên
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang