22/11/2013 07:21:05 AM
Tôi phải làm gì để đứng tên hợp pháp căn nhà tại Việt Nam?

* Hỏi: Vì muốn giữ lại căn nhà nơi chúng tôi đã được sinh ra và lớn lên, nên vào năm 2005 chúng tôi đã mua lại căn nhà của cha mẹ tại TPHCM, và vì là Việt kiều sống ở nước ngoài nên chúng tôi đã phải nhờ vợ chồng người em vợ là Việt kiều có đầu tư tại Việt Nam đứng tên trong giấy tờ sở hữu dùm...

Đối với luật pháp VN, trong trường hợp này chúng tôi và vợ chồng người em vợ phải làm giấy tờ (hợp pháp) gì, để có thể tránh sự tranh cãi, tố tụng (không cần thiết) về sau, cho đến khi chúng tôi hội đủ điều kiện pháp định để sang tên lại.

* Trả lời:

Việc nhờ vợ chồng người em vợ đứng tên trong giấy tờ sở hữu là không đúng với bản chất của giao dịch, dẫn tới giao dịch mua bán nhà là một giao dịch vô hiệu do giả tạo theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân sự Việt Nam hiện hành (năm 2005). Bản thân bạn có thể gặp rủi ro nếu trong tương lai người đứng tên trên giấy tờ sở hữu vi phạm thỏa thuận với bạn. 

Nếu bạn thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định tại Điều 1, Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai quy định người Việt Nam định cư nước ngoài (“Việt kiều”), bạn có thể yêu cầu vợ chồng người em vợ tiến hành thủ tục sang tên lại nhà đất cho bạn theo hình thức tặng cho tài sản hoặc mua bán. Các đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam theo quy định trên bao gồm: người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước mà được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi cho rằng bạn không thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam. Do đó, nếu xảy ra tranh chấp và bạn chứng minh được nguồn gốc của giao dịch thì giao dịch mua bán nhà sẽ là một Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Điều 129 Bộ Luật Dân sự:

“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này”.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Giải đáp về vấn đề thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại
Giải đáp thắc mắc về tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến người VN định cư ở nước ngoài
Về việc bán, tặng, cho nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Việt kiều có quyền đứng tên và xây dựng trên mảnh đất được cha mẹ ở Việt Nam chia cho không?
Giải đáp một số thắc mắc về việc xin lại nhà cũ của kiều bào đã định cư ở nước ngoài
Đi định cư ở nước ngoài có buộc phải sang tên nhà ở cho người khác?
Giải đáp một số vấn đề liên quan đến quyền sử dụng nhà đất
Giải đáp thắc mắc liên quan quyền sử dụng nhà và đất ở
Giải đáp một số thắc mắc về vấn đề sở hữu tài sản
Giải đáp về thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ
Quy định hiện hành về việc sở hữu nhà và nhận quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Kiều bào có được phép xây cất nhà tại Việt Nam không?
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang