25/01/2017 10:57:00 AM
Xuân này con sẽ về

Cho dù còn nhiều bận rộn, còn nhiều cuộc hẹn hò, nhiều cuộc gặp gỡ, hay nhiều cảnh đẹp vui chơi thu hút khác, nhưng hơn hết, luôn nhớ rằng, Tết của Việt Nam, tết của quê nhà vẫn luôn đợi chờ chúng ta. “Mẹ ơi Xuân này con sẽ về!”.

 Tác giả (thứ 3 từ trái sang) cùng bạn bè đi chơi mừng năm mới tại Đài Bắc

Một mùa Xuân nữa lại về, Đài Loan đang náo nức đón chào năm mới. Tối 31 cuối năm là thời khắc chuẩn bị đón chào một năm mới bắt đầu. Đêm nay là Đêm Giao Thừa, “Yi ling yi 101” - tòa nhà cao nhất thành phố với 101 tầng lầu, cũng là biểu tượng kiến trúc của thành phố Đài Bắc sẽ chuẩn bị tung ra những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu. Cả thành phố đang rộn ràng để chào đón giây phút đặc biệt này, đám thanh niên ngay từ đầu giờ chiều đã xếp hàng và chọn chỗ ngồi đầy kín quảng trường xung quanh tại tòa nhà 101. Người dân thành phố đêm nay có một đêm không ngủ với những tiếng nhạc, tiếng ca hát và vui chơi. Tôi chợt bồi hồi nhớ lại Tết quê - Tết Việt Nam.

Việt Nam quê hương tôi bây giờ chắc cũng đang rộn ràng cho những ngày đầu vào Tết. Nhà nhà, ai nấy đều đang rất khẩn trương để chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Lòng tôi cũng đang náo nức đợi Xuân. Tôi nhớ đến hương vị Tết Việt Nam, nhớ tất cả những nét văn hóa, đời sống, ẩm thực, các nghi thức và tín ngưỡng vào dịp lễ Tết truyền thống... Tất cả ùa về khiến tôi không thôi nôn nao, muốn về ăn Tết quê nhà. Càng đi xa, càng cảm nhận thấm thía sự khác nhau của cuộc sống hai phương, tôi càng cảm thấy quý giá và trân trọng vô cùng tất cả những gì thuộc về bản sắc và văn hóa truyền thống của Việt Nam.   

Ngày Tết ở Việt Nam là thời gian vô cùng đặc biệt và có ý nghĩa rất quan trọng. Còn nhớ, những năm trước, khi Tết đến là rộn ràng chuẩn bị đủ các loại quà Tết, sửa sang nhà cửa, bánh mứt, hoa quả, quà biếu, rượu, trà. Ôi! tôi nhớ cái Tết Việt, nhớ nôn nao, cồn cào... Dường như càng lớn, càng đi xa, tôi lại càng nhận thấy sự mất đi cái không khí và cảm giác thiêng liêng của Tết Việt. Đêm Giao Thừa bây giờ không đơn thuần là cùng người nhà quây quần bên nhau ngồi nướng bánh, uống trà nữa, mà thay vào đó là đi xem trình diễn những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu và náo nhiệt với các cuộc ăn uống cùng bạn bè, đồng nghiệp. Đã bao lần rồi tôi đã quên cái ngày đưa ông Công ông Táo, “23 tháng Chạp” là ngày chạm đến rất gần cái Tết của tổ tiên.

Cuộc sống hiện đại cuốn tôi đi, từ lâu rồi dường như tôi không còn được cảm nhận cái không khí thực sự “đúng điệu” của cái Tết quê nhà. Ngày còn nhỏ, Tết đến là náo nức vui mừng được khoe áo mới, được nhận lì xì và đi chơi Xuân. Càng lớn thì cảm nhận cái Tết lại khác hơn, có năm về được, có năm không. Cảm giác của hình ảnh trọn vẹn ngày Xuân dường như bị đứt gãy, trộn lẫn giữa tết Việt và Tết Đài Loan. Nhưng dù ở đâu tôi vẫn nhớ về cái không khí chân tình của Tết miền quê. Nhớ Đêm Giao Thừa, nhớ món thịt kho nước dừa của mẹ. Nhớ những cánh mai vàng rực rỡ trước sân, nhớ nồi bánh tét, nhớ món mứt dừa, nhớ những người thân, thầy cô và bè bạn....

Tết ở Đài Loan, ngày Mùng Hai là con gái đã gả chồng sẽ về nhà mẹ sum họp ăn bữa cơm gia đình, rồi ai nấy cũng đều theo đuổi thú vui của mình trong những ngày nghỉ Tết. Tết ở Đài Loan mọi người cũng về đoàn tụ, nhưng dường như rất ít ở nhà, phần lớn đều đi chơi, đi du lịch… Thành phố Đài Bắc sẽ vắng tênh, những ngày này mọi người đều đổ xô đi vui chơi, về miền Trung, miền Nam ngắm hoa, chọn cho gia đình không khí vui chơi với thiên nhiên, hoặc là đi du lịch ở nước ngoài...

 Xuân này con sẽ về

Nhưng dù có đi chơi xa, đi du lịch nhiều nơi, cảnh đẹp như thế nào đi nữa, với tôi, vẫn không bằng cái Tết thiêng liêng và không khí sum họp gia đình trong ngày Tết của Việt Nam. Tin rằng, cho dù có đi xa, ở nơi xứ người đất khách, nhưng những người con xa như tôi không bao giờ quên cảm giác đón Tết ở quê nhà. Dù đi đâu, về đâu, tôi cũng là người Việt Nam, nhớ tình đất tình người Việt Nam. Không riêng tôi, chắc hẳn còn rất nhiều người con Việt Nam khác ở phương xa cũng đang rất nôn nóng mong muốn được về hội tụ với gia đình. Tết của tình thân, Tết của niềm vui mừng và hạnh phúc! Những lời bài hát của tác giả Trịnh Lâm Ngân “Xuân này con không về” cứ vương vấn mãi trong lòng tôi, âm vang như nhắc nhở:

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,

Mái tranh nghèo không người sửa sang,

Khu vườn thiếu hoa vàng mừng Xuân”...

Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm và chuẩn bị thời khắc đón chào năm mới, xin chúc cho những người Việt ở phương xa luôn có một cái Tết tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và được sum họp với gia đình. Cho dù còn nhiều bận rộn, còn nhiều cuộc hẹn hò, nhiều cuộc gặp gỡ, hay nhiều cảnh đẹp vui chơi thu hút khác, nhưng hơn hết, luôn nhớ rằng, Tết của Việt Nam, tết của quê nhà vẫn luôn đợi chờ chúng ta. “Mẹ ơi Xuân này con sẽ về!”.

Ngọc Mai (Đài Loan)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang