24/08/2017 06:58:00 PM
Trăn trở của giáo viên dạy tiếng Việt tại nước ngoài

“Ngày mới dạy, chúng tôi rất khó khăn trong việc mở lớp, vận động bà con cho con em mình tham gia học tiếng Việt. Nhiều lúc nản trí, nhưng thấy những gương mặt trẻ thơ ngơ ngác khi không hiểu bố mẹ nói tiếng Việt đã thôi thúc chúng tôi vượt qua vất vả, gian khó, gắng bám trụ để dạy chữ cho các em...”, đó là tâm sự của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Sớm tại Thái Lan cũng là nỗi lòng của rất nhiều thầy cô giáo đang tình nguyện dạy tiếng Việt nơi xứ người.

 Các cô giáo tham dự một tiết học tại Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.

Giờ đây, trong cộng đồng người Việt tại Thái Lan, những lớp học tiếng Việt được mở nhiều hơn. Ở nhà, bố mẹ nói với con bằng tiếng Việt cũng nhiều hơn trước và khuyến khích các em học tiếng Việt như một ngoại ngữ bên cạnh tiếng Anh. Do vậy, những khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Việt ngày càng được cải thiện. 

Nói về mức độ quan tâm và nhu cầu học tiếng Việt của trẻ em người Việt tại Thái Lan, cô giáo Vũ Thị Sửu cho biết: Mọi người đã chú ý nhiều hơn so với trước đây, đã có sự thay đổi đáng kể về tiếng Việt trên đất Thái. Ngoài việc được công nhận và sử dụng rộng rãi, tiếng Việt được người Thái lựa chọn như một ngoại ngữ của thời kỳ mới. Có thể nói, dù chưa phát triển mạnh, nhưng tiếng Việt bắt đầu có vị trí nhất định ở Thái Lan, đặc biệt là trong cộng đồng người Việt tại đây.

Không được phổ cập như Thái Lan, tại Italia, việc dạy và học tiếng Việt mới đang chập chững những bước đầu tiên, do nơi đây cộng đồng người Việt rất ít, lại ở xa nhau. Cô giáo Hà Thị Kim Chi (kiều bào tại Ý) thì cảm nhận rằng, dù thiếu thốn về vật chất, về cơ sở giảng dạy, nhưng các em người Việt tại Ý vẫn luôn vượt qua và thể hiện niềm khát khao được học tiếng Việt đến cháy bỏng. Vì sự nghiệp gìn giữ văn hóa Việt, gìn giữ tiếng mẹ đẻ và hướng các em nhớ về nguồn cội, các cô giáo luôn cố gắng duy trì lớp để dạy chữ cho các em. Nhằm khuyến khích tinh thần đến lớp học tập của các em, vào các dịp lễ tết, các cô đều tổ chức các hoạt động vui chơi cộng đồng để gắn kết các em, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu các giá trị truyền thống của người Việt.

Đối với cô giáo Nguyễn Thanh Huyền (kiều bào tại Đài Loan, Trung Quốc) có nhiều chia sẻ thú vị, do từ năm học 2018, Đài Loan sẽ đưa tiếng Việt vào dạy trong các trường phổ thông ở vùng lãnh thổ này, như là một ngoại ngữ thứ hai cho học sinh lựa chọn. Điều đó dẫn tới nhu cầu tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Việt ở Đài Loan cao hơn so với ngôn ngữ các nước Đông Nam Á khác. Về Việt Nam tham dự Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài (từ 13/8 – 27/8), cô Huyền mong muốn sẽ có đủ kiến thức chuyên môn, để có thể dạy trực tiếp cho con mình (hiện nay cháu 11 tuổi nhưng chưa biết tiếng Việt) và các bạn đồng nghiệp, cũng như các bạn trẻ tại Đài Loan. Cô Huyền coi đây chính là lợi thế khi thế giới mở rộng và cơ hội cho những người hiểu biết đa văn hóa.

 Các thầy cô giáo đến thăm Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.

Khi được cùng các thầy cô giáo trong Khóa tập huấn đến thăm và dự giờ tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội vào chiều ngày 24/8, cô Huyền ngạc nhiên trước phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo nơi đây. Học sinh của trường được dạy về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, các kỹ năng phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, góp phần bồi dưỡng nhân cách. Cảm động và thán phục là những mỹ từ cô dùng để diễn tả cảm xúc sau tiết học. 

Sau lời giới thiệu của thầy Hiệu trưởng Vũ Ngọc Phương, trường hướng tới một nền giáo dục toàn diện, giúp học sinh rèn luyện phẩm chất, kiến thức, kỹ năng… để tự nhận thức, chủ động thích nghi và thành công trong thế giới luôn biến động, cô Huyền thầm hứa với mình sẽ cố gắng dạy cho các em người Việt ở Đài Loan những kỹ năng như thế.

Kết thúc buổi trò chuyện với các thầy cô giáo sau buổi dự giờ tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi cứ nhớ mãi lời nói của thầy giáo người Lào dạy tiếng Việt Chaleunphonh: “Nếu không có tình yêu thương học trò, sự tâm huyết với nghề thì chẳng ai đủ nhiệt thành để tiếp tục dạy các em”.

Thầm lặng cống hiến, các thầy cô giáo dạy tiếng Việt nơi xứ người đang ngày đêm làm cho cuộc sống này trở nên tươi đẹp hơn và họ xứng đáng được tôn vinh.

Thúy Phạm

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang