19/03/2020 03:00:00 PM
Thúy Kiều lên màn ảnh thời Pháp thuộc

Đầu thế kỷ XX, tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được đưa lên màn ảnh với tên gọi "Kim Vân Kiều".

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật thứ 7, lần đầu xuất hiện do anh em nhà Lumière (Pháp) phát minh từ cuối thế kỷ 19. Đó là một phát minh lớn gắn liền với tên tuổi của họ, và họ cũng được coi là hai người cha của ngành điện ảnh. Việt Nam từng trở thành thuộc địa của Pháp cũng khoảng thời gian này. Do đó nghệ thuật thứ 7 tuy mới mẻ nhưng cũng được giới thiệu ở Đông Dương để gây ấn tượng cho công cuộc chinh phục và “khai sáng” thuộc địa của Pháp.

Ngày 6/10/1898, tạp chí Nam Kỳ có đưa tin ngắn: một quảng cáo phim được đặt trước Dinh toàn quyền ở Chợ Lớn nhưng không thu hút được người Việt. Có thể thời đó, số người Việt biết tiếng Pháp rất ít và nỗi đau mất nước chưa nguôi. Chỉ đến đầu thế kỷ 20 (năm 1918) luật thi cử theo lối Tàu chính thức bị hủy bỏ, người Việt mới được học tiếng Pháp nghiêm chỉnh.

Khi Hội Điện ảnh Đông Dương thành lập, một số trí thức Việt muốn học làm phim cùng với người Pháp, họ muốn đưa Truyện Kiều lên màn ảnh. Họ đã nhờ Nguyễn Văn Vĩnh chuyển dịch nội dung Truyện Kiều. Với sự ủng hộ tài chính của E.A. Famachon và Hội Điện ảnh Đông Dương, bộ phim “Kim Vân Kiều” câm, trắng đen, phụ đề tiếng Pháp ra đời. Phim đã được nhiều người quan tâm bình luận, khen chê có đủ. Một số cho rằng bộ phim làm giảm giá trị tuyệt tác của Nguyễn Du. Khán giả phê bình Việt cho rằng do người Pháp không hiểu giá trị tác phẩm, còn một số thì cho rằng đạo diễn thiếu mục đích rõ ràng. Trong bản tường trình tổng kết cuối năm của Hội Điện ảnh Đông Dương, nhận xét của người Pháp về tác phẩm Kim Vân Kiều khá lý thú. Thời điểm đó, cuốn Truyện Kiều chính thức được dịch ra tiếng Pháp chưa xuất bản, nên hình ảnh Thúy Kiều chỉ được xem qua màn ảnh. Bộ phim được chiếu rộng rãi trong rạp và chiếu “rong” ở một số vùng như Bạc Liêu, Thủ Dầu Một nhằm quảng cáo nghệ thuật thứ 7 và kết hợp quảng cáo các hoạt động thương mại.

 Quảng cáo phim Kim Vân Kiều chiếu ở Paris

Bộ phim thu hút độc giả bản xứ và người Pháp. Thực ra ngày nay gọi nôm na là quay video chứ không phải dàn dựng vì bộ phim Kim Vân Kiều được nghệ sĩ sân khấu Hà Nội thực hiện nhân dịp du lịch Đông Dương, thăm Đền Trần Hưng Đạo, Cung Đình Huế, và đêm xem biểu diễn Kim Vân Kiều vào năm 1924.

Tờ báo “Tiếng Vang An Nam” ngày 2/10/1924 đã giới thiệu bộ phim này với nhận định rằng bộ phim chỉ giúp khám phá văn hóa bản địa và trang phục. Ông Koch đã phê phán nội dung phim khá sâu sắc. Câu chuyện Thúy Kiều không làm cho người Pháp cảm động vì họ thấy kỳ cục với cách ứng xử kỳ lạ, khác hẳn văn hóa phương Tây. Thúy Kiều là một nhân vật thụ động, cam chịu thái quá, không giống với phong cách sống phương Tây. Tác giả đối chiếu hai câu thơ của Nguyễn Du và hình ảnh trên phim để chỉ rõ sự bất tương xứng giữa hình ảnh và phụ đề bên dưới:

“Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử, giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Tác giả nhấn mạnh “Lễ hội ngựa xe như nước, dập dìu… mà trên màn hình có vài người lèo tèo, tôi đếm có 10 người trong cả nghĩa địa…” (tác giả viết). Kim Trọng là một nho sinh đẹp trai sáng lạn nhưng trên màn hình tẻ nhạt vô duyên… Tác giả đề nghị xóa bớt trên màn hình những đoạn nàng Kiều khóc than bị bán vào nhà thổ, rơi vào móng vuốt mụ Tú Bà, rơi vào tay Mã Giám Sinh, Sở Khanh… phải làm điếm. Đó là những hình ảnh phản cảm không mang tính chất giáo dục. Theo tác giả, cần xóa bỏ vì không đem lại hình ảnh đẹp về An Nam ra thế giới. Thúy Kiều có thể là hình ảnh về hiếu nghĩa với cha mẹ gia đình, nhưng không đem lại giáo dục cho thế hệ thanh niên, đặc biệt là phụ nữ, các em gái. Thúy Kiều chỉ là bông hoa tàn tạ sau những Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh, Từ Hải… Kim Trọng là người tìm lại được bông hoa mà chàng mơ ước, nhưng đã tàn tạ sau những thăng trầm trôi dạt. “Tôi chưa kể đến âm thanh, nghệ thuật khác… Tóm lại, có lẽ bộ phim giới thiệu cho những người nước ngoài tò mò về trang phục chứ không vinh danh được tác phẩm Nguyễn Du nổi tiếng lời thơ và vần điệu thông thái”. Một số khán giả Việt  nghĩ bộ phim làm giảm đi giá trị của tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du – người được coi là cha đẻ của văn chương Việt và không thể hiện được hết cái hay của tác phẩm. 

Bộ phim được thực hiện quay ở Đông Dương, và chính thức ra mắt vào tháng 3/1924 bởi Xưởng phim Đông Dương, một nhánh của Hãng phim Pommeraye. Bộ phim do hai đạo diễn Famechon và Thierry thực hiện.

Điện ảnh được coi là một phương tiện hay nhất để giới thiệu về vinh quang thuộc địa thông qua giới thiệu văn hóa thuộc địa Đông Dương nên được chính quyền Pháp khích lệ.

Sau khi lên màn hình năm 1924, Kim Vân Kiều chính thức được Nguyễn Văn Vĩnh dịch xuất bản. Sự ra đời của cuốn Truyện Kiều bằng Pháp ngữ đã ghi dấu trong lịch sử nhờ lời bạt nổi tiếng của Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn, là tiếng Việt còn, tiếng Việt còn là nước ta còn”.

Trần Thu Dung (Pháp)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Nhớ hoa sưa (06/03/2020)
  • Hương đầu mùa (24/02/2020)
  • Nguyện cầu cho thế giới bình an (18/02/2020)
  • Biển mơ (13/02/2020)
  • Xuân cảm (27/01/2020)
  • Chợ hoa và em (10/01/2020)
  • Thao thức những mùa đông (26/12/2019)
  • Một thoáng Noel (24/12/2019)
  • Nơi tôi gửi lại tuổi thơ (26/11/2019)
  • Vui ngày giao lưu (13/11/2019)
Các tin khác
  • Nghĩ về mẹ (08/03/2024)
  • Sa lưới (05/03/2024)
  • Một thoáng chiều thu (31/10/2023)
  • Chiều nắng hạ (11/07/2023)
  • Xúc động những vần thơ về Trường Sa của kiều bào Đức (27/06/2023)
  • Vương trong sương mù (20/06/2023)
  • Nàng Thơ (30/03/2023)
  • Vành khăn tang trắng (14/03/2023)
  • Khúc hát Xuân (24/02/2023)
  • Ngủ đi em (14/02/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang