04/12/2021 07:09:00 PM
Hội thảo “Kết nối chuyên gia kiều bào với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia”

Ngày 04/12/2021, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học Công nghệ) cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Kết nối chuyên gia kiều bào với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia” và ra mắt “Mạng lưới các Hội trí thức kiều bảo hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Thương mại hóa công nghệ”.

  • Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu phát biểu Khai mạc Hội thảo

  • Các đại biểu tham dự Hội thảo

  • Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo

  • Các đại biểu trong và ngoài nước trao đổi tại Hội thảo

  • Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu Bế mạc Hội nghị

Tiếp nối thành công của Hội thảo “Kết nối và phát huy nguồn lực NVNONN hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” được tổ chức ngày 16/7/2021, Hội thảo lần này hướng đến 02 mục tiêu chính: Thu hút các chuyên gia công nghệ, trí thức kiều bào đưa ra các khuyến nghị, sáng kiến trong việc ứng dụng công nghệ và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hỗ trợ cho sự phục hồi hướng tới phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia; Đối thoại, chia sẻ nhu cầu của các địa phương và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước với các chuyên gia kiều bào về kinh nghiệm thực tế, khuyến nghị xây dựng cơ chế chính sách thu hút, hỗ trợ kiều bào tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Hội thảo có sự tham dự của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học & Công nghệ, và Chủ tịch các Hội trí thức NVNONN tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Ba Lan, Nga, Hungary, Thụy Sĩ; Trưởng các Văn phòng Khoa học Công nghệ Việt Nam ở nước ngoài, đại diện các chuyên gia, nhà khoa học kiều bào, doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, đơn vị tham gia Techfest 2021, đại diện một số địa phương và cơ quan quản lý liên quan.

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh quan điểm phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyết cho phát triển đất nước được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Chính trị cũng ban hành Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 về công tác NVNONN trong tình hình mới, nhấn mạnh nhiệm vụ “phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào VNONN đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 

Thứ trưởng khẳng định, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ phát huy vai trò kết nối các chuyên gia trí thức kiều bào tham gia sâu hơn nữa vào các hoạt động khoa học công nghệ trong nước và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam thông qua việc thành lập “Mạng lưới các Hội trí thức kiều bào hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Thương mại hóa công nghệ”. Đây là Mạng lưới được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Ngoại giao bảo trợ. Ông Phạm Quang Hiệu bày tỏ hy vọng thông qua Mạng lưới này, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phát huy nguồn lực, cũng như lắng nghe phản hồi từ kiều bào về những vướng mắc khi tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, cũng như về tiềm năng và vai trò của các Hội trí thức kiều bào trong công tác hỗ trợ, kết nối đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ. 

PGS.TS Phạm Thị Tuyết, Trưởng làng Công nghệ Tài chính (Fintech) của Techfest 2021 mong muốn các trí thức kiều bào sẽ đề xuất với Chính phủ xây dựng khung pháp lý cho Fintech. Hiện các startup Fintech đang gặp nhiều khó khăn khi triển khai các ý tưởng kinh doanh. "Ý tưởng càng mới, càng sáng tạo, càng khó triển khai do không có khung pháp lý", bà Tuyết nói và cho rằng cần đẩy nhanh cơ chế thử nghiệm sandbox ở các lĩnh vực để thúc đẩy các startup phát triển.

Theo bà Tuyết, Mạng lưới trí thức NVNONN có thế mạnh là hệ thống các chuyên gia, nếu các chuyên gia này tham gia vào đào tạo các chương trình chuyên sâu cho các startup, thì hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước sẽ rất phát triển.

GS Lê Bảo Long, Chủ tịch Mạng lưới Chuyên gia Công nghệ và Phát triển Kinh tế người Việt Nam tại Canada đề xuất, cần kết nối chuyên gia bên ngoài Mạng lưới để hỗ trợ các startup trong nước, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Bước đầu tiên, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp startup trong nước với nhu cầu cụ thể và cập nhật thường xuyên. Từ dữ liệu này, Mạng lưới sẽ kết nối với các chuyên gia phù hợp, các doanh nghiệp có nhu cầu.

Tiến sĩ Nghiêm Đức Long, Chủ tịch CLB Trí thức người Việt Nam tại New South Wales (Úc) cho biết  CLB của ông luôn luôn có sự liên hệ với Việt Nam để làm thế nào phát triển thế mạnh chuyên môn của mình như việc chuyển giao công nghệ thông qua các dự án. Tiến sĩ chia sẻ với các Trưởng làng, các startup luôn sẵn sàng hợp tác miễn sao có sự hiểu nhau, thống nhất quan điểm với nhau và khả năng giải quyết vấn đề giữa sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế. Tiến sĩ mong muốn sẽ có nhiều cơ hội làm việc với các startup ở Việt Nam.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định những nỗ lực hợp tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhà nước về NVNONN - Bộ Ngoại giao và nhiều bộ, ngành, cơ quan đặc biệt qua chương trình "Cố vấn khởi nghiệp toàn cầu" với mục tiêu xây dựng Mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Thứ trưởng nhấn mạnh, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp đã và đang triển khai sáng kiến về “Nền tảng Đổi mới Sáng tạo Mở" nhằm thúc đẩy và mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước giữa các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và các nhà sáng chế, nghiên cứu, công ty khởi nghiệp. Từ đó, tạo ra lực đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa giữa các thành phần kinh tế, góp phần giúp phục hồi và tăng trưởng chủ động trong thời kỳ bình thường mới. 

Hội thảo “Kết nối chuyên gia kiều bào với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Quốc gia” được kỳ vọng là nơi kết nối chủ tịch các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang hoạt động ở Việt Nam với Chủ tịch các hội chuyên gia kiều bào, “đặt hàng” về nhu cầu chuyên gia cũng như nhu cầu nội tại trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia./.

Nhiên Linh

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang