30/03/2017 09:13:00 AM
Đoàn Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Phật giáo phái An Nam Tông Thái Lan thăm chùa Dâu, chùa Phật Tích

Sáng ngày 29/03, Đoàn Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Phật giáo phái An Nam Tông Thái Lan, các Chư tôn Hòa thượng trụ trì các chùa Việt Nam tại Thái Lan và các đại biểu kiều bào tại Thái Lan đã đến thăm chùa Dâu, chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh – những ngôi chùa cổ của Việt Nam, tọa lạc tại trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.

  • Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Di tích chùa Dâu

  • Đoàn nghe giới thiệu về di tích chùa Dâu

  • Đoàn thăm quan tìm hiểu về lịch sử chùa Dâu

  • Đoàn dâng hương tại chùa Phật Tích

  • Đại diện Đoàn Phật giáo Thái Lan tặng quà lưu niệm cho trụ trì chùa Phật Tích

  • Đoàn thăm quan, tìm hiểu về lịch sử chùa Phật Tích

  • Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại chùa Phật Tích

Đến với chùa Dâu, chùa Phật Tích, các Chư tôn, Hòa thượng và kiều bào trong Đoàn hiểu hơn về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Chùa Dâu là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, từ Ấn Độ sang và từ phương Bắc xuống, chủ yếu bằng đường thủy theo dòng sông Dâu. Vào buổi đầu Công Nguyên, các tăng sỹ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu-đà-la đã tới đây truyền bá đạo Phật đầu tiên. Cuối thế kỷ VI, nhà sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này và lập nên một phái thiền ở Việt Nam. Chùa Dâu trở thành trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định “Chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam”, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/4/1962. Chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), là biểu hiện sinh động sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (tập I, NXB Khoa học xã hội, H. 1971) thì chùa Phật Tích có tên là chùa Vạn phúc được xây dựng vào năm 1057. Nhưng theo “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” (bộ ván khắc còn lưu ở chùa Dâu huyện Thuận Thành) và truyền thuyết dân gian thì có thể chùa Phật Tích có từ cuối thế kỷ thứ III. Cũng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp,… chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu được giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước rất quan tâm tìm hiểu. Mối quan tâm đó được gợi ra từ những nét độc đáo của ngôi chùa. Tại chùa Phật Tích có pho tượng A di đà bằng đá xanh, tương truyền được tạc từ thời nhà Lý, được nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia.

Phóng viên Tạp chí Quê Hương đã có buổi trò chuyện với ông Lương Xuân Hòa - kiều bào tại Thái Lan về tình cảm, cảm xúc của các thành viên trong Đoàn, ông cho biết: “Qua việc trò chuyện với tôi, các Chư tôn, Hòa thượng trong Đoàn cảm thấy rất vui khi được trở về Việt Nam, được đi thăm quan các di tích lịch sử gắn với lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam, giúp hiểu hơn về mảnh đất và con người Việt Nam mà các Chư tôn, Hòa thượng trụ trì chùa Việt tại Thái Lan coi như được trở về đất Tổ. Các Chư tôn, Hòa thượng cũng mong muốn các cơ quan ban ngành tạo điều kiện để có nhiều chuyến hành hương trở về Việt Nam nhiều hơn nữa. Các Chư tôn, Hòa thượng trụ trì chùa Việt tại Thái cảm thấy rất xúc động khi được về thắp hương, tưởng nhớ tri ân Hòa thượng Thích Bình Lương (tổ thứ 8 phái An Nam Tông Thái Lan)”.

Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Phật giáo phái An Nam Tông Thái Lan, các Chư Tôn đức Hòa thượng trụ trì các chùa Việt Nam tại Thái Lan và các đại biểu kiều bào tại Thái Lan để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với các thành viên trong Đoàn. Đặc biệt đối với các Chư tôn, Hòa thượng trụ trì các chùa Việt tại Thái Lan đây như là chuyến hành hương trở về quê hương đất tổ. Đồng thời chuyến thăm cũng thể hiện quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt – Thái.

Cảnh Tiêu

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang