12/05/2017 06:11:00 PM
Tôi nên ly hôn ở Việt Nam hay ở Mỹ?

* Hỏi: Tôi kết hôn với chồng tôi là Việt kiều Mỹ. Trong quá trình làm hồ sơ bảo lãnh, hai vợ chồng tôi bất hòa và muốn ly hôn, tôi không muốn sang Mỹ đoàn tụ và chồng tôi cũng chẳng muốn về VN. Tôi định nộp đơn ly hôn đơn phương tại VN nhưng anh ấy không chịu làm giấy đồng ý ly hôn và xin vắng mặt. Anh ấy đề nghị anh ấy làm thủ tục ly hôn bên Mỹ. Xin luật sư tư vấn cho trường hợp của tôi thì ly hôn tại Mỹ hay Việt Nam sẽ thuận lợi hơn?

 

* Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, chồng bạn là Việt kiều có quốc tịch Mỹ đang sinh sống ở Mỹ, còn bạn là công dân Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam. Như vậy, đây là một trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, giữa công dân Việt Nam và công dân Mỹ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn là công dân Việt Nam (điểm d khoản 1 Điều 469 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015).

Cơ quan tiến hành tố tụng: Bạn có quyền đơn phương gửi đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú để ly hôn với người chồng quốc tịch Mỹ đang sống ở nước ngoài  (theo Khoản 1 Điều 28, khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Trình tự, thủ tục ly hôn:

Thủ tục ly hôn sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:

Bước 1: Nộp Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án nếu có) kèm theo các tài liệu, chứng cứ tại Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú.

Bước 2: Sau khi nhận Đơn xin ly hôn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn và yêu cầu bạn đi nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 3: Tòa án sẽ tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và điểm g Khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 4: Trường hợp hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử để giải quyết đơn xin ly hôn của bạn.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Nếu như triệu tập lần hai hợp lệ mà chồng bạn vẫn vắng mặt, thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt (trừ một số trường hợp bất khả kháng, hoặc trở ngại khách quan) (Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Với thủ tục ly hôn nêu trên, bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn ở Việt Nam. Việc thực hiện ly hôn tại Việt Nam có lợi cho bạn khi bạn đang sống tại Việt Nam, tiết kiệm chi phí đi lại và bạn có thể nhận được nhiều tư vấn pháp luật Việt Nam hơn so với việc thực hiện ly hôn tại nước ngoài.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, 
Thanh Xuân, Hà Nộ
i 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Là người gốc VN thì có được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân VN?
Tôi muốn về Việt Nam học đại học, phải làm sao?
Chú tôi có bị bắt khi về thăm Việt Nam? (phần 1)
Tôi có được hưởng lương bảo hiểm xã hội ở VN nữa không?
Các bước thủ tục để được nhập khẩu miễn thuế xe hơi dùng trong gia đình
Về thủ tục đổi giấy phép lái xe do nước ngoài cấp để sử dụng ở Việt Nam
Giải đáp thắc mắc liên quan quyền sử dụng nhà và đất ở
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang