21/03/2008 08:47:58 AM
Việt kiều về nước kinh doanh: Không chỉ có trí tuệ, tài chính, mà còn có lửa ấm

Những năm qua, nhiều kiều bào đã lần lượt đưa trí tuệ và vốn liếng về nước đầu tư kinh doanh. Đến nay con số dự án đã vượt ngưỡng 2.000 với tổng vốn trên 1 tỉ USD. Qua các dự án Việt kiều, không chỉ có trí tuệ, tài chính, mà còn có lửa ấm của tình đất tình quê - có rất nhiều bí quyết, công nghệ có thể giúp doanh nhân, doanh nghiệp trong nước rút ra được những bài học kinh nghiệm, để cùng đưa đất nước tiến lên.

 Gương Việt kiều trở về nước làm ăn và thành đạt thì rất nhiều, phạm vi bài viết này chúng tôi giới thiệu 4 mô hình tiêu biểu.


1. Giúp cơ sở may thoát "đời gia công"
 

Hai anh chị Việt kiều Pháp Trần Văn Phú (TS kinh tế) và Trần Mộc Lan đã về nước từ năm 1988. Họ nặng lòng khi thấy nghề may trong nước thường xuyên lâm vào tình thế may gia công.  

Nắm được các nguyên do chính là nguyên liệu vải không đạt chất lượng yêu cầu, mẫu mã không hợp thời và không có thị trường xuất khẩu, nên họ thành lập công ty Scavi với mục đích nhằm giúp cho cuộc đổi đời này.  

Kế hoạch được cụ thể hóa bằng cách xây dựng 2 nhà máy tại Biên Hòa và Bảo Lộc, với nhiều chuyên viên nghiên cứu sưu tầm các mẫu hàng vải, mẫu mã thời trang... Sau khi xác định "phương án sản xuất" mặt hàng chủ lực là thời trang đồ lót, chất liệu vải coton, thị trường chỉ định là Pháp và các nước EU, công ty Scavi bắt đầu tìm đến các cơ sở may gia công để hợp tác và hỗ trợ, thu hút tổng số nhân viên và công nhân lao động đến 6.000 người.

Đến nay, đã có trên 10 cơ sở thoát khỏi đời may gia công nhờ công ty Việt kiều Scavi cung cấp, hướng dẫn về mẫu mã, nguyên liệu vải và chuyển giao cả thị trường để cho các cơ sở trực tiếp xuất khẩu.
 
2. Mô hình COMPOSITE bảo vệ rừng.

Là Việt kiều Australia chuyên ngành xây dựng, ông Từ Ngọc Ẩn về nước năm 1993. Ông không về một mình mà cùng về với ông Andy, một chuyên gia về nhựa sợi composite - với ý định sản xuất đồ nhựa gia dụng, nhưng thay thế nguyên liệu nhựa PP bằng nhựa sợi composite, một công nghệ còn rất xa lạ với Việt Nam vào thời điểm đó. 
 

Ông Ẩn đã bắt đầu công việc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bằng cơ sở Phong Phú ở Thủ Đức và sau đó đã được tỉnh Kiên Giang "phát hiện". Tỉnh đã mời nhóm Phong Phú về lập công ty liên doanh Kiên Giang-Composite. Từ đây, các mặt hàng composite đã được đầu tư nâng qui mô lên và có tác dụng thiết thực cho vùng đồng bằng sôgn Cửu Long: sản xuất vỏ ghe tắc-rán, hồ chứa nước nông thôn, sản xuất cầu tiêu công cộng thay cho ”cầu tõm” ven kênh rạch...  

Sợi nhựa composite không chỉ giúp có nhiều sản phẩm nhựa cao cấp, đắc dụng mà còn giúp hạn chế nạn đốn cây rừng để lấy ván đóng ghe thuyền, mỗi năm tiêu tốn cả ngàn mét khối gỗ rừng.

Đến nay, Kiên Giang-Composite còn đóng được cả thuyền du lịch và ca nô chuyên chở hành khách sang sông thay cho đò chèo hay đò máy.
 
3. Mô hình Văn hoá Việt quảng cáo cho hàng ngoại
 

Đây là sáng kiến kinh doanh của chị J. Lê Trinh, một Việt kiều Mỹ. Chị về nước tìm cơ hội năm 1995, khi mà ngành quảng cáo, người mẫu, mới manh nha xuất hiện. Nhờ có sẵn nhiều khách hàng doanh nghiêp nước ngoài như là một ưu thế, nên chị lập công ty quảng cáo Baby, chỉ trong một thời gian ngắn Baby đã có được trên 200 đối tác dài hạn với các thương hiệu tên tuổi như Omega, Samsung, Longing, Konika...

Bí quyết thành công của chị là lấy chính văn hóa người Việt, để tuyên truyền hàng hóa ngoại với người Việt. Mà muốn vậy, phải đào tạo ra đội ngũ biểu diễn thời trang chủ lực, cùng ký kết hợp đồng với ca sĩ nghệ sĩ Việt Nam, chịu khó đi phục vụ vùng sâu vùng xa cho các ”show lopby” hàng ngoại nhập.

Baby đã vươn lên hàng đầu về năng lực và khách hàng quảng cáo, đó còn là điểm sáng cho các công ty quảng cáo trong nước noi theo.
 
 4. Mô hình tiếng Anh chuyên ngành

Hưởng ứng đề xuất của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt về nhu cầu đào tạo tiếng Anh chuyên nghiệp, Ông Hoàng Ngọc Phan, một Việt kiều Mỹ đang kinh doanh xuất nhập khẩu và du lịch, đã kịp thời chuyển qua việc mở trường dạy tiếng Anh. Bước đầu là hợp tác với Hội Việt-Mỹ ở Hà Nội, khai thác hệ thống Anh văn Hội Việt-Mỹ, rồi chuyển qua thành lập Công ty đào tạo Việt-Mỹ.

Sau khi khẳng định thương hiệu, công ty đào tạo Việt - Mỹ phát triển 16 chi nhánh trên toàn quốc với tổng sĩ số 20.000 học viên, sau đó đã nâng cấp lên thành trường Cao đẳng chuyên đào tạo Anh văn chuyên ngành, quản lý kinh doanh, kế toán, du lịch, vi tính…Một mô hình chấp nhận đầu tư cao, với một dàn giáo viên chuyên nghiệp nước ngoài, trang bị học cụ hiện đại, nên đưa đến hiệu quả cao. 
 

Hiện nay trường còn chuẩn bị vươn tới đào tạo nghề bằng tiếng Anh, để nâng trình độ đội ngũ lao động xuất khẩu, một trong những mô hình đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất, trong địa hạt kinh doanh dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay. (Theo Người Viễn xứ)

 

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Thế Sáng và Triển lãm ảnh “Áo dài Việt Nam”
Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn: “Hữu xạ tự nhiên hương”
Từ thất học trở thành nhà phẫu thuật nhi hàng đầu thế giới
Nữ doanh nhân Phùng Kim Vy: Sự nghiệp gắn liền với quê hương
Người phụ nữ trẻ nối nhịp cầu Israel - Việt Nam
Người nặng lòng đưa giảng dạy tiếng Việt vào Đại học Harvard
Sở hữu 28 bằng sáng chế ở Mỹ, Tiến sĩ gốc Việt sẵn sàng chia sẻ với quê hương
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời
Lan tỏa nhiệt huyết lưu giữ tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Mỹ
Tâm huyết xây dựng cộng đồng trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore
Nữ nghị sỹ Pháp gốc Việt đầu tiên truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang