25/05/2009 03:30:29 PM
Thế Sáng và Triển lãm ảnh “Áo dài Việt Nam”

Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam duyên dáng và đằm thắm không thể trộn lẫn. Khi áo dài Việt Nam xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên trái đất này thì sự chú ý tự nhiên trở nên náo nhiệt và tưng bừng… Đó là những gì tôi cảm nhận được qua Triển lãm “Áo dài Việt Nam” của nhiếp ảnh gia Thế Sáng đang được trưng bày tại quận Lichtenberg, Berlin, CHLB Đức từ ngày 13/5 đến 31/7/09 ở địa chỉ: Neustrelitzer Str 63.13055 Berlin.


Nhiếp ảnh gia Thế Sáng và người mẫu trong Triển lãm Áo dài Việt Nam 

Với hơn 50 bức ảnh cỡ lớn được Thế Sáng thực hiện ở các thời điểm, các châu lục và các kiểu dáng, chủng loại áo dài khác nhau… đã làm tôi tin rằng nhiều người yêu môn nghệ thật nhiếp ảnh phải trân trọng và yêu mến áo dài Việt Nam hơn.

Nhìn những tác phẩm ảnh áo dài uyển chuyển tung bay… mà ít ai biết rằng Thế Sáng sinh ra trong một gia đình thuần nông, cả nhà không ai làm gì liên quan đến nghệ thuật. Nhưng có lẽ mảnh đất xứ Đoài nơi anh sinh ra, quê hương Sơn Tây địa linh nhân kiệt, với những làng quê giăng lụa mênh mông, dòng nước sông Tích, sông Đà đã ngấm vào anh, để rồi có một Thế Sáng từ mảnh đất này vươn lên...

17 tuổi Thế Sáng vào bộ đội, năm 1982 vừa cởi áo lính anh sang CHDC Đức học và làm nghề trồng rau. Những diễn biến dễ dàng của số phận đã làm thay đổi cuộc đời chàng trai nhà quê chân lấm tay bùn từ bé… Anh đã ở lại DDR làm lãnh đạo đội Việt Nam ở nhà máy IFA Ludwigsfelde và làm công tác thanh niên. Và giờ đây thấy tác phẩm ảnh của Thế Sáng luôn xuất hiện trên Thời Báo Việt Đức và các báo trong nước… mới thấy sự bền bỉ, lầm lũi vươn lên của Thế Sáng.


Trên nước bạn (Ảnh: Thế Sáng) 

Anh tâm sự với tôi: đây là triển lãm ảnh cá nhân lần thứ tư của anh ở Đức. Bây giờ anh mở một cửa hàng bán giày và sửa chữa quần áo ở khu vực Berlin với tinh thần “chồng cày vợ cấy”. Gần đây, khi đang chuẩn bị ảnh cho cuộc triển lãm, nhân thể Thế Sáng cho khách hàng xem những tác phẩm của mình. Một người Đức từng là giáo viên nói: có một người kinh doanh giày, anh ta luôn ngồi sau chiếc máy khâu, nhưng trong anh ta là một nghệ sỹ “khổng lồ”! Vâng! sự “khổng lồ” của Thế Sáng là anh vẫn hoạt động như chúng ta, cũng “túi xanh cửu vạn” trên vai đi lấy hàng, hàng ngày nắn nót từng đường kim mũi chỉ cho “thượng đế”, và cũng phải lo toan chi trả nhiều khoản tiền khác nhau trong một xã hội mà người đời vẫn gọi là “thiên đường“. Vậy mà anh vẫn chụp ảnh, làm thơ, tham gia sinh hoạt trong các hội đoàn… một con ong đem mật cho đời, một Thế Sáng đóng góp cho cộng đồng ta thêm phong phú…

Thế Sáng cũng “bật mí” cho biết thêm: Nhiếp ảnh do anh tự học là chính, khi gặp may chụp được những tấm ảnh đẹp thì ưng ý, thấy vui, có khi chụp cả cuộn phim hỏng cả, chán lắm! Có lần mua 1 máy ảnh đắt tiền, vừa hết thời gian bảo hành thì máy bị hỏng!!! Nhưng nhớ câu “không sự đổ vỡ nào đau đớn hơn đổ vỡ niềm tin và thất vọng bởi chính mình” nên lại mua máy lại chụp và chụp.
 


Trên đất nước Hy Lạp 

Trở lại với Triển lãm ảnh lần này của Thế Sáng, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến tác phẩm số 46 với tựa đề “Thời La Mã còn lại”. Cận cảnh là thiếu nữ Việt Nam với tà áo dài tung bay trên bầu trời Châu Âu, hậu cảnh là phần còn lại của Đền thờ Thần thoại Hy Lạp, những mảng màu tương phản, cổ đại và hiện đại, khối đá khô khốc bụi thời gian và áo dài miềm mại… tất cả, tất cả tương phản nhau mà lại hòa quyện với nhau thành bức tranh chỉ có áo dài Việt mới làm được.

Đam mê nghệ thuật rất đơn giản, nhưng đạt được đỉnh cao của nghệ thuật thì vô cùng khó khăn. Tôi nghĩ Thế Sáng cũng nhận ra điều đó. Thành công nào dù nhỏ nhất đều phải cố gắng! Không cùng quê với Thế Sáng, nhưng tôi được làm bạn với anh từ lâu, xin chúc Thế Sáng thành công hơn nữa trên đường đời và nghệ thuật mà Thế Sáng đã và đang đi theo.



Hợp duyên (Ảnh: Thế Sáng) 


Áo dài nữ sinh (Ảnh: Thế Sáng) 


Trang phục dân tộc (Ảnh: Thế Sáng) 

Đức Toản (CHLB Đức)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Thế Sáng và Triển lãm ảnh “Áo dài Việt Nam”
Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn: “Hữu xạ tự nhiên hương”
Từ thất học trở thành nhà phẫu thuật nhi hàng đầu thế giới
Nữ doanh nhân Phùng Kim Vy: Sự nghiệp gắn liền với quê hương
Người phụ nữ trẻ nối nhịp cầu Israel - Việt Nam
Người nặng lòng đưa giảng dạy tiếng Việt vào Đại học Harvard
Sở hữu 28 bằng sáng chế ở Mỹ, Tiến sĩ gốc Việt sẵn sàng chia sẻ với quê hương
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời
Lan tỏa nhiệt huyết lưu giữ tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Mỹ
Tâm huyết xây dựng cộng đồng trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore
Nữ nghị sỹ Pháp gốc Việt đầu tiên truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang