12/06/2008 02:44:22 PM
GS-TS Nguyễn Ngọc Thạch - chuyên gia về tim mạch: "Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác"

Giữa tháng 5, chuyến đi từ một rừng nhà chọc trời bằng bêtông cốt thép của TP Chicago (bang Illinois, nước Mỹ) dẫn tôi đến một ngôi nhà nhỏ nằm giữa rừng, cạnh những rặng thông cao vút và những gốc sồi già ở TP Michigan (bang Indiana).

 Và ở đó, một cuộc gặp với GS-TS Nguyễn Ngọc Thạch đã đưa tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không những là một chuyên gia về tim mạch học can thiệp, ông còn là một cây viết tinh tế trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, một người yêu âm nhạc và say mê nghệ thuật, và hơn hết thảy là người khát khao được sáng tạo và cống hiến.

Những năm 80-90 của thế kỷ XX, thế giới bắt đầu có siêu âm. Phương pháp chẩn đoán tân kỳ này đã mở ra một hướng phát triển mới cho tim mạch học. Nắm bắt được cơ hội này, sang Mỹ học chuyên ngành tim mạch, gần 20 năm sau, GS-TS Nguyễn Ngọc Thạch đã trở thành một tên tuổi trong chuyên ngành này tại đây.

Hiện nay ông là Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện St. Mary (thành phố Hobart, bang Indiana), đồng thời là thành viên Ủy ban quốc tế Trưởng môn tim mạch Hoa Kỳ, phụ trách các vấn đề ngoài nước Mỹ, đặc biệt là châu Á. Ông cũng có tên trong các cuốn sách "tự điển" nổi tiếng về các danh nhân "Ai là ai" trên thế giới (Who's Who in America, Who's Who in the World, Who's Who in Science and Engineering, Who's Who in Health Care and Medicine từ năm 2000-2006). Từ năm 1994, hàng năm, GS Thạch thường xuyên trở lại Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar... giúp các đồng nghiệp ở đây.

* Ông đã từng khẳng định, chìa khóa của sự thành công là ý tưởng mới, vậy những ý tưởng mới có thể tìm thấy ở đâu?

- Bắt đầu từ việc quan sát thực tế quanh ta, ghi nhận những điều thấy, những biến đổi theo dự đoán và ngoài dự đoán. Từ đó tìm hiểu quy luật của những hiện tượng thông thường và nguyên cớ của những bất thường. Khi xem lại bản thảo cuốn sách của mình, điều quan trọng là xem xét có ý tưởng nào mới không, có khác biệt so với quan niệm đang tồn tại không. Từ đó, đặt câu hỏi, nếu những phương pháp điều trị hiện tại không đúng đắn hay vẫn còn nhược điểm, cách điều trị nào sẽ là tiêu chuẩn thay thế trong tương lai?

Nhà tim mạch học lớn nhất nước Mỹ - GS Eugene Braunwald, Đại học Harvard - đã nói: "Khi nào có ý tưởng mới thì phải ghi ra ngay". Nhiều khi đang lái xe trên xa lộ, dừng xe là nguy hiểm, nhưng ông ta cũng đã nhiều lần tấp xe vào lề, ghi lại những ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu. Bạn có thể tham khảo nhận định này của nhà bác học Albert Einstein: "Trí tưởng tượng lớn hơn kiến thức. Kiến thức thì mỗi người chỉ có thể biết đến một giới hạn nào đó, ỷ lại vào đó mà không thường xuyên cập nhật sẽ bị lỗi thời. Trong khi óc tưởng tượng luôn hướng đến tương lai".

Trong y khoa, những ý tưởng mới bắt nguồn từ thực tế lâm sàng khi chăm sóc bệnh nhân. Có những ý tưởng mới, bạn dẫn đường cho người khác. Còn nếu không, bạn chỉ là kẻ lẽo đẽo theo sau. Tôi thấy các bạn trẻ Việt có nhiều ý tưởng khá thú vị khi đọc các diễn đàn thảo luận trực tuyến hay qua các tờ báo mạng.Nam

* Ông hãy cho các bạn trẻ Việt một lời khuyên, khi có ý tưởng mới, đâu sẽ là bước có thể biến được ý tưởng thành hiện thực?Nam

- Khi có ý tưởng mới, bạn có thể chia sẻ nó với một người bạn thân thiết để mổ xẻ vấn đề một cách khách quan, tỉnh táo. Dùng internet, việc thảo luận ẩn danh cũng là một điều hữu ích.

Người thứ hai mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng của mình là thầy giáo của bạn. Có thể cả thầy lẫn bạn đều cho ý kiến sai, nhưng những chất vấn và phản biện có tính xây dựng sẽ hoàn thiện các ý tưởng mới của bạn. Vì sao họ phản đối những ý tưởng của mình. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm thấu đáo về tư duy của mình.

Nếu chưa "tâm phục khẩu phục", hãy mang những thắc mắc này hỏi những chuyên gia diễn giảng trong các hội thảo khoa học. Ở Mỹ, có một điều rất đáng học hỏi, đó là việc không bao giờ từ chối lắng nghe bất cứ ý kiến nào, dù người nói có thể rất trẻ, không giỏi hay thậm chí ít học. Bởi ý tưởng mới của con người đều có thể không phụ thuộc vào hoàn cảnh nói trên. Nền y học Mỹ dung nạp rất nhiều người xuất phát từ nhiều chuyên ngành khác nhau như âm nhạc, kiến trúc, hay các môn khoa học xã hội khác. Tính đa dạng về tư tưởng đã làm cho y học Mỹ phát triển vượt bậc, cũng như nhiều ngành học khác ở Mỹ.

Khi áp dụng ý tưởng mới vào thực tiễn, hãy thử ở quy mô nhỏ trước, chúng ta có thể dừng lại khi có những kết quả không mong muốn. Tranh thủ sự giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bè khi cần. Nếu lần đầu thất bại, hãy tiếp tục lần thứ hai. Quan sát các dự án của một vài người khác xem họ giải quyết vấn đề như thế nào, hỏi ý kiến bạn bè, đối thủ hay các chuyên gia từ các hội thảo quốc gia hay quốc tế. Chúng ta có thể viết thư hỏi ý những chuyên gia quốc tế qua địa chỉ email của họ trong các công trình được công bố. Nếu đi sai đường, hãy thử áp dụng cách thức của các đối thủ. Trong khoa học, không có kẻ thù, tất cả đều là bạn hữu, đồng nghiệp và đối thủ. Sau vài lần cố gắng cật lực, qua nhiều đêm không ngủ, thường chúng ta sẽ đạt được những gì mình muốn.

Hơn 20 năm học tập và làm việc trên đất Mỹ, BS Thạch vẫn giữ lối trò chuyện và ngôn từ giàu hình ảnh, đậm chất dân dã Việt . Nhưng ông cũng đồng thời là tác giả những cuốn sách y khoa về tim mạch bằng tiếng Anh được coi là best seller tại Mỹ. Cuốn "Xử trí các vấn đề tim mạch học phức tạp thông qua y học thực chứng" xuất bản từ năm 2001 đã được tái bản 3 lần và đồng thời nằm trong số 100 cuốn sách tim mạch bán chạy đầu bảng trong số khoảng 1.500 đầu sách về tim mạch ở Mỹ. Cuốn "Tim mạch học can thiệp" cũng được liệt vào hàng 10 cuốn sách bán chạy nhất kể từ khi nó được xuất bản. Người ta tìm mua những cuốn sách này vì nội dung, ý tưởng và cách đột phá trong trình bày của tác giả. Nam

* Trước khi thành công, các thầy thuốc tim mạch cần gì?

- Tôi đã thành công khi tìm được sự hài hòa và lâu dài với các đồng nghiệp ở châu Á, bởi chúng tôi đều làm việc dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức của Khổng giáo, những phẩm chất cơ bản ở mỗi người: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Trước khi nghĩ đến thành công, các thầy thuốc tim mạch trên thế giới cần thành nhân đã. Còn sau khi thành công, sự cân bằng giữa áp lực công việc và thời gian chăm sóc gia đình chính là chìa khóa của hạnh phúc của mỗi người.

Ngôi nhà của BS Nguyễn Ngọc Thạch nằm giữa một khu đất rừng rộng hơn 70 mẫu, cách Bệnh viện St. Mary, nơi ông làm việc 40 phút đồng hồ chạy ôtô. Bác sĩ Thạch thích nghe nhạc cổ điển, sưu tập đồ cổ, và đi dạo trong rừng, tập thể dục, giải mã những bí mật của lịch sử (nhất là lịch sử Việt )... Không hỏi vì sao, tôi cũng đã đoán được lý do ông chọn căn nhà yên tĩnh ở giữa rừng, dù mỗi ngày đều phải thức dậy sớm và về nhà muộn hơn để lái xe tới nơi làm việc. Dung hòa cường độ làm việc căng thẳng, ông đã có một cuộc sống thanh bình gần gũi với thiên nhiên.Nam

Lúc tạm biệt, tôi xin ông một sợi dây đeo vào mình bức tranh mua làm kỷ niệm về đất nước Mỹ. Ông tự tay làm cho tôi một chiếc quai đeo sau lưng, và nói nhỏ: "Đáng lẽ là bạn phải tự làm trước, nếu không biết thì mình mới giúp". Tôi hiểu ý ông, rằng trên con đường mỗi người đi, họ trước hết đều phải rất tự cố gắng, tự định hướng cho mình, biết tự đặt câu hỏi cho mình, tìm thấy sự giúp đỡ của người khác, ắt sẽ tự tìm ra được câu trả lời.

Bốn bí quyết để có những ý tưởng hay hơn người khác

Sau một thời gian chỉ giảng dạy về kỹ thuật can thiệp tim mạch cho các đồng nghiệp Trung Quốc, tôi thay đổi cách nghĩ: Dạy họ cách giải quyết vấn đề bằng cách đặt câu hỏi đúng. Đó là phương pháp cơ bản trong giáo dục ở Mỹ. Khi một sinh viên đặt ra một câu hỏi đúng, họ sẽ có câu trả lời xác đáng. Qua đó, người sinh viên có thể giải quyết vấn đế mà không cần sự hỗ trợ của người thầy. Điều này rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì khi đi làm, không có người thầy nào bên cạnh để chỉ cho mà họ phải tự giải quyết vấn đề lấy!

Thứ  hai, hãy cố gắng tìm ra sự thật một cách thực tế và trực tiếp; nói thẳng, nhìn thẳng và tiếp cận trực tiếp vào ngay trọng tâm vấn đề với tất cả sự say mê. Cuối cùng, khi rà soát lại những nghiên cứu, bài báo sắp được in, bạn phải tự hỏi: Đây có phải là giải pháp tốt nhất chưa? Có thể làm được tốt hơn không?

Thứ  ba, khoa học, nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, khi giao thoa với nhau sẽ tạo nên những tư tưởng mới. Bán cầu não trái là khu vực tư duy của khoa học, còn bán cầu não phải là mảnh đất của nghệ thuật. Sự kết nối được hai bán cầu não sẽ cho ra đời những tư tưởng mới. Sự phân bổ chức năng của hai bán cầu cũng cho lời giải thích vì sao khi làm việc suy nghĩ mệt mỏi, ta thư giãn và luân chuyển để bán cầu não phải hoạt động thì sẽ thấy rất thoải mái và nhanh chóng phục hồi lại sức nhạy bén và tốc độ làm việc.

Thứ  , là để não làm việc trong khi ngủ. Nếu bạn có câu hỏi, hãy đọc nó trước khi đi ngủ. Ngay trong lúc ngủ, hai bán cầu não vẫn tiếp tục làm việc và giải quyết vấn đề khi ta thức giấc.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Thạch

 

 

Quang Duy (Lao Động)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Thế Sáng và Triển lãm ảnh “Áo dài Việt Nam”
Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn: “Hữu xạ tự nhiên hương”
Từ thất học trở thành nhà phẫu thuật nhi hàng đầu thế giới
Nữ doanh nhân Phùng Kim Vy: Sự nghiệp gắn liền với quê hương
Người phụ nữ trẻ nối nhịp cầu Israel - Việt Nam
Người nặng lòng đưa giảng dạy tiếng Việt vào Đại học Harvard
Sở hữu 28 bằng sáng chế ở Mỹ, Tiến sĩ gốc Việt sẵn sàng chia sẻ với quê hương
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời
Lan tỏa nhiệt huyết lưu giữ tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt ở Mỹ
Tâm huyết xây dựng cộng đồng trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore
Nữ nghị sỹ Pháp gốc Việt đầu tiên truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang