16/04/2014 08:24:39 AM
Vế đối của anh học trò Nguyễn Trãi

Thuở nhỏ Nguyễn Trãi đi học tại một nhà ông đồ. Một hôm, tuy đã tan buổi học nhưng trời vẫn còn mưa, tất cả học trò đều không về được. Thấy thế, thầy bèn ra câu đối để học trò làm trong khi chờ tạnh mưa.

 

Câu đối đó như sau: 

 

"Vũ vô kiềm toả năng lưu khách" nghĩa là chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách

Trong số các câu đối lại của học trò chỉ có câu đối của Nguyễn Trãi là hay nhất. Câu đối ấy như sau: 

"Sắc bất ba đào dị nịch nhân"  nghĩa là nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người. 

Để hiểu rõ hơn về câu đối, câu truyện dưới đây sẽ lý giải rõ hơn về điều này. 

Truyện kể thêm rằng,  Ðời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có người vợ là Lương Tiểu Nga rất xinh đẹp. Ở cùng huyện, có nhà phú hộ tên là Trát Háo Sắc. Háo Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.

Như vậy là nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của câu "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách" đã có một đáp số, là "vế ra" của "vế đối": "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Mưa gió chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách. Nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người).  

(Sưu tầm)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Thời thơ ấu của một thi tài (02/04/2014)
  • Ngay lòng ở với nước nhà (27/03/2014)
  • Tâm sự qua những câu ca dao (20/03/2014)
  • Nguyễn Công Trứ chính là tôi (13/03/2014)
  • Dùng thơ chuộc tội (06/03/2014)
  • Ngoài vườn – trong buồng (27/02/2014)
  • Bất đắc dĩ dụng quý ông (27/02/2014)
  • Chúa vị nể, dân kính trọng (20/02/2014)
  • Làm tướng không vinh, làm lính không nhục (20/02/2014)
  • Có chí lập thân từ bé (13/02/2014)
Các tin khác
  • Mơ bến Đào nguyên (25/05/2018)
  • Cần thêm nhiều ý tưởng “nuôi” sáng tác văn học (26/07/2017)
  • "Thời xa vắng" - Hành trình từ văn học đến điện ảnh (19/07/2017)
  • Say men rượu men tình (28/06/2017)
  • Viết để trả nợ cho đồng đội, quê hương (21/06/2017)
  • Nghệ thuật ngâm thơ: Gần gũi tâm hồn người Việt (07/06/2017)
  • Chữ viết tay của nhà văn - hình bóng thời đại đã mất? (31/05/2017)
  • Tấm bia và bài thơ của liệt sĩ Hoàng Lộc (24/05/2017)
  • Xuân Diệu thăm nhà Phạm Hổ (10/05/2017)
  • Tên thật và bút danh (26/04/2017)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Câu đối viếng đám ma*
Hoa sen trong giếng ngọc
Giai thoại về Hồ Xuân Hương
Lê Quí Đôn "thần đồng trí nhớ"
Giai thoại về Hàn Mặc Tử
Giai thoại về Tản Đà
Mơ bến Đào nguyên
Cần thêm nhiều ý tưởng “nuôi” sáng tác văn học
"Thời xa vắng" - Hành trình từ văn học đến điện ảnh
Say men rượu men tình
Viết để trả nợ cho đồng đội, quê hương
Nghệ thuật ngâm thơ: Gần gũi tâm hồn người Việt
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang