14/05/2009 07:31:29 AM
Thành ngữ tục ngữ: Bóng chim tăm cá

Trong văn học cổ, chim, cá, bướm, ong... là hình tượng để chỉ người đưa thư, những sứ giả của tin tức. Theo Hán thư, người ta có thể buộc phong thư vào chân con chim nhạn để cho chim bay chuyển đến nơi cần gửi. Sách cổ (cổ thư) còn ghi lại rằng khách từ phương xa đến để lại đôi cá chép, mổ ra thấy có lá thư trong bụng. Vì thế, bóng chim tăm cá dùng để chỉ tin tức thư từ:

Nghĩ điều trời thẳm vực sâu
Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Cũng để chỉ ý này, văn học cổ còn có nhiều cách nói khác nữa. Ví dụ: sứ hồng (sứ giả chim hồng), sứ điệp tin ong (con bướm là sứ giả truyền tin, con ong làm mối lái đưa tin của chúa xuân muôn loài), tin nhạn (tin do chim nhạn mang lại), tin mai (tin gửi kèm theo cành mai)...

 


 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Niêu cơm Thạch Sanh
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Lòng vả cũng như lòng sung
Ông chẳng bà chuộc
Hàng tôm hàng cá
Há miệng chờ sung
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang